Cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức tác động mạnh mẽ đến sự phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu

Một phần của tài liệu Luận Án Phan Duy Hòa (Trang 61 - 63)

mạnh mẽ đến sự phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam

Quá trình phát triển nguồn nhân lực cho CNĐT Việt Nam diễn ra trong bối cảnh thuận lợi có nhiều nhưng khó khăn thách thức cũng rất lớn.

Hiện nay, cách mạng KH&CN và kinh tế tri thức xuất hiện như một xu hướng tất yếu trong sự phát triển của nhân loại. Nền kinh tế thế giới đang chuyển dần từ trình độ kinh tế công nghiệp sang trình độ kinh tế tri thức mà ở đó các yếu tố như tri thức, khoa học, công nghệ hiện đại, nhân lực trình độ cao... trở thành nhân tố quyết định cho năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và triển vọng phát triển. Là một nước đang chủ động và tích cực hội nhập, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm với cộng đồng thế giới, Việt Nam có nhiều thuận lợi của một nước đi sau, có thể được thừa hưởng nhiều thành tựu kinh nghiệm.

Ở nước ta, sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng KH&CN đang tác động to lớn đến sự phát triển của nguồn nhân lực ngành CNĐT Việt Nam hiện nay. Tính chất toàn cầu hóa của cuộc cách mạng KH&CN trong lĩnh vực này đã dẫn đến sự phân công lao động quốc tế ngày càng trở nên sâu rộng, “trụ sở lao động toàn cầu” với thị trường sức lao động rộng lớn, phổ biến thay vì sự phân công lao động trong phạm vi lãnh thổ ở một quốc gia trước đó. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh cao trên thị trường lao động trong nước và quốc tế, nhất là khi ngành CNĐT đang có xu hướng chuyển mạnh từ châu Âu sang châu Á. Nó đòi hỏi nguồn nhân lực trong ngành CNĐT Việt Nam phải khắc phục lối tư duy cảm tính chủ quan, thụ động mà phải rèn luyện, nâng cao phương thức tư duy lý tính tự vươn lên nắm bắt, làm chủ và ứng dụng hiểu quả các thành tựu KH&CN mới. Đây là động lực để các nhà khoa học, đội ngũ kỹ sư thiết kế, kỹ thuật viên và công nhân lao động ngành CNĐT Việt Nam có thêm cơ hội tiếp cận những thành tựu KH&CN tiên tiến,

hiện đại để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, khả năng ngoại ngữ và tin học rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước trong khu vực và thế giới.

Nhưng cũng cần thấy rằng, các nhân tố trên đang vận hành, phát triển với tốc độ như vũ bão và luôn đặt Việt Nam trước nguy cơ lạc hậu, tụt hậu về nhiều mặt. Khoảng cách giữa nước ta và thế giới văn minh có thể xa dần trên nhiều phương diện, sức ép trong cạnh tranh phát triển, những bất trắc của toàn cầu hóa, bẫy thu nhập thấp, những hệ quả của biến đổi khí hậu, xung đột khu vực... có thể trở thành vấn đề lớn ngăn cản sự phát triển của Việt Nam.

Những năm gần đây, việc ứng dụng rộng rãi những thành quả của KH&CN vào trong sản xuất và tổ chức, quản lý đã làm cho tri thức, kỹ năng công nghệ trở thành yếu tố quan trọng nhất trong cạnh tranh của ngành CNĐT thế giới. Hiện nay, các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc đã áp dụng nhiều thành tựu khoa học - công nghệ mới nhanh chóng đưa CNĐT có những bước tiến vượt bậc. Năm 2005 - 2007, ngành đóng tàu Nhật Bản áp dụng công nghê tự động hóa robot trong sản xuất hàn, kiểm soát biến dạng hàn, tối ưu hóa việc phân chia các block trong tổng đoạn bằng thuật toán và mô hình hóa trong ngành đóng tàu. Năm 2006, Hyundai Industries của Hàn Quốc đã áp dụng phương pháp DAM - ghép hai phần của con tàu trên biển mà không cần đà ụ, vẫn đảm bảo độ chính xác cao và an toàn hơn trong lao động. Đây cũng là những ưu thế để CNĐT Nhật Bản và Hàn Quốc nâng cao trình độ lao động.

Trong khi đó, công nghệ ngành đóng tàu ở nước ta đang khá lạc hậu, nguồn nhân lực của ngành này vì thế còn nhiều bất cập. Khả năng nắm bắt và làm chủ công nghệ mới theo đó cũng hạn chế. Thậm chí, có những dây chuyền công nghệ mới khi nhập khẩu từ các nước tiên tiến về chúng ta không thể sử dụng và phải thuê chuyên gia nước ngoài với chi phí rất đắt đỏ.

Cụ thể, hiện trong thi công đóng mới các sản phẩm tàu xuất khẩu ở Việt Nam thì có khoảng 80% công đoạn sản xuất có hàm lượng chất xám cao, giá trị kinh tế lớn (thiết kế, lắp đặt - vận hành các thiết bị công nghệ hiện đại, đăng kiểm..) đều đang phụ thuộc vào các chuyên gia nước ngoài…

Như vậy: cách mạng khoa học và công nghệ, xu thế hướng tới kinh tế tri thức vừa tạo ra thuận lợi vừa đặt ra nhiều thách thức với sự phát triển nguồn nhân lực ngành CNĐT Việt Nam. Thực tế ngành đóng tàu Việt Nam hiện đang đứng trước nhiều bất lợi trong cạnh tranh về vốn, thị trường, công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Luận Án Phan Duy Hòa (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w