lực ngành công nghiệp đóng tàu
Từ góc độ chính trị - xã hội, phát triển nguồn nhân lực ngành CNĐT là tổng thể các cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm thúc đẩy và làm biến đổi
nguồn nhân lực này theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện, nâng cao cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, đáp ứng nhu cầu và giải quyết tối ưu những vấn đề thực tiễn đặt ra với ngành đóng tàu, phát triển kinh tế biển và bảo vệ nền an ninh, quốc phòng biển, đảo của quốc gia.
Chủ thể phát triển nguồn nhân lực ngành đóng tàu trước tiên là Đảng và
Nhà nước với chiến lược kinh tế biển, quốc phòng biển đúng đắn; sau đó là các Bộ ngành chủ quản CNĐT và liên quan đến lĩnh vực này... Chủ thể trực tiếp chính là bản thân đội ngũ các nhà quản lý, kỹ sư và công nhân viên của ngành đóng tàu, trong đó chủ đạo là đội ngũ các nhà quản lý, kỹ sư của ngành. Đây là nhóm trực tiếp định ra chiến lược, kế hoạch, chính sách cho sự phát triển nguồn nhân lực. Đội ngũ kỹ sư vừa là người tiếp nhận, triển khai các chiến lược, kế hoạch, chính sách của các nhà quản lý đồng thời họ là chủ thể trực tiếp tham gia tổ chức, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và phát huy có hiệu quả các năng lực của người lao động trong ngành này. Công nhân CNĐT là người trực tiếp thể hiện ra trình độ, năng lực công nghệ đóng tàu vào các sản phẩm của CNĐT sẽ phải là quan tâm hàng đầu trong phát triển nhân lực ngành...
Nội dung phát triển nguồn nhân lực ngành này trước hết là hoàn thiện, cụ thể hóa chiến lược biển vào chiến lược của CNĐT, sau đó là hệ thống chính sách và các biện pháp để nâng cao, hoàn thiện nhân lực CNĐT về chất lượng (tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng và phẩm chất đạo đức, văn hóa...) về số lượng (phù hợp yêu cầu thực tế qui mô, cơ cấu phát triển của ngành đóng tàu) về cơ cấu (tỉ lệ giữa đội ngũ quản lý, kỹ sư và người lao động lành nghề; phân bổ về trình độ chuyên môn trong hệ thống CNĐT;...) để hiệu quả sử dụng, phát huy giá trị nguồn nhân lực ngày càng cao.
Biện pháp để phát triển nguồn nhân lực ngành CNĐT bao gồm: xây dựng
chiến lược nhân lực, chính sách, kế hoạch, đầu tư, nghiên cứu, dự báo xu thế phát triển, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ nguồn nhân lực... Nó còn bao
gồm các hoạt động hướng đến chăm lo phát triển nguồn nhân lực hiện hữu và tiềm năng để đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững của ngành.
Động lực phát triển nguồn nhân ngành CNĐT là nhu cầu nội tại của nguồn nhân lực trước yêu cầu thực tế. Trong môi trường kinh tế thị trường, lợi ích của người lao động, lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp, sự phát triển của toàn ngành là động lực thúc đẩy bên trong cho nguồn nhân lực phát triển. Chấp nhận cạnh tranh, giành được ưu thế trong cạnh tranh bằng chất lượng cao của nhân lực cũng có thể xem là động lực khách quan của CNĐT. Tác động của cuộc cách mạng KH&CN, kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa, kinh tế tri thức tạo áp lực thúc đẩy, buộc ngành CNĐT, nguồn nhân lực của ngành này phải tự vươn lên hoàn thiện và chuyển hóa sức ép này thành cơ hội để tự hoàn thiện. Động lực phát triển của nguồn nhân lực còn có thể kể đến là những yêu cầu mới từ chiến lược phát triển vĩ mô và chiến lược ngành.
Trên thế giới hiện nay, kinh nghiệm thực tiễn và nhận thức chung còn cho biết tính tất yếu trong quá trình phát triển nguồn nhân lực CNĐT thường bao gồm các điều kiện cơ bản sau:
Thứ nhất, biển là điều kiện tự nhiên có tính chất tiên quyết, chiến lược về biển là yếu tố chủ quan quyết định đối với việc phát triển ngành CNĐT và nguồn nhân lực ngành này ở mọi quốc gia có biển trên thế giới.
Biển là một điều kiện khách quan, để các quốc gia có biển vạch ra chiến lược phát triển nền kinh tế biển. Ngành CNĐT chỉ có thể phát triển khi có điều kiện tự nhiên là biển, vì khi đó mới có cơ sở thực tế để xây dựng hệ thống sản xuất và dịch vụ cho CNĐT, rộng hơn là kinh tế biển. Nhưng điều đó chỉ đạt được nếu các giai cấp cầm quyền có tư duy về biển và xây dựng được chiến lược biển. Các quốc gia trên thế giới có biển và ngành CNĐT với nguồn nhân lực ngành này phát triển đều là những quốc gia có ưu thế biển và hướng vào phát triển kinh tế biển mới tạo ra cơ sở tiền đề, động lực lớn cho hàng hải phát triển. Hà Lan, Anh, Mỹ, Nga, Ba Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… đều là
những quốc gia có chiến lược biển, kinh tế biển và từ đó có ngành CNĐT hùng hậu và nguồn nhân lực của ngành này cũng được phát triển nhanh chóng.
Điển hình là Hà Lan, quốc gia có diện tích 42.508 km², thì có khoảng 1/5 (18,41%) diện tích là nước, lại có ranh giới cả phía tây và phía bắc là giáp biển. Thế kỷ XVII được coi là "thế kỷ Hà Lan" với đội tàu lớn nhất thế giới do họ đã biết sử dụng thế mạnh của một quốc gia ven biển, để phát triển các công nghiệp biển, đóng tàu và các ngành dịch vụ hàng hải. Hiện nay, Tập đoàn đóng tàu Hà Lan (Damen) là một trong những hãng đóng tàu hàng đầu thế giới.
Hàn Quốc có ba mặt của lãnh thổ đều giáp biển, đã sớm nhận thức và có chiến lược tận dụng lợi thế, tiềm năng về biển để phát triển. Đến nay họ đã có 3 tập đoàn đóng tàu lớn nhất thế giới là các công ty Samsung Heavy, Huyndai Heavy Industries và Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering. Ngành đóng tàu Hàn Quốc đã góp phần làm nên “kỳ tích Hàn Quốc” cuối thế kỷ XX.
Thế kỷ XXI được thế giới coi là “Thế kỷ của đại dương”. Tất cả những quốc gia có biển đều rất quan tâm và coi trọng việc xây dựng Chiến lược biển của riêng mình. Theo đó ngành CNĐT cũng được các quốc gia có biển xác định là một trong những ngành công nghiệp “chủ lực” của nền kinh tế biển. Quá trình phát triển ngành CNĐT góp phần hiện đại hóa hạ tầng cơ sở, có tác động to lớn đến sự phát triển nhanh và hiệu quả cao của các ngành kinh tế biển, công nghiệp biển, vận tải, du lịch biển, đảo… Mặt khác, sự phát triển toàn diện, đồng bộ của nền kinh tế biển và các ngành công nghiệp biển trong nước và quốc tế sẽ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển nguồn nhân lực CNĐT.
Thứ hai, chủ động hội nhập kinh tế thế giới và tiếp cận với cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Chủ động hội nhập kinh tế thế giới mới thúc đẩy kinh tế biển phát triển. Nhiều quốc gia có hệ thống logicstic - hậu cần vận tải biển khổng lồ, chuyên nghiệp và giàu lên từ việc chở thuê cho các nước khác, Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc là những ví dụ. Thậm chí có cả những quốc gia như Panama, có
thu nhập lớn nhờ việc cho thuê cờ - quốc tịch cho các tàu vận tải của nhiều nước trên thế giới.
Hiện nay, “Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước” [21, tr.75]. Cách mạng KH&CN đã được xác định là có vai trò quan trọng và chi phối sự phát triển kinh tế chứ không phải là vốn, tài nguyên như trước đây. Tác động đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của nó tạo ra hiệu ứng tích cực cho việc phát triển nhiều ngành kinh tế trong đó có CNĐT. Nó còn tạo ra nhu cầu xã hội lớn đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó có nguồn nhân lực ngành CNĐT.
Cả hai yếu tố trên đều bắt nguồn từ tư duy chiến lược về phát triển kinh tế biển của từng quốc gia. Có nhận thức rõ và chủ động hội nhập với toàn cầu hóa và sớm tiếp cận với cách mạng KH&CN hay không tùy thuộc vào tư duy chiến lược và trình độ phát triển kinh tế của quốc gia đó.
Thứ ba, chủ động tạo ra nguồn nhân lực cho CNĐT và có ý thức xây dựng CNĐT có tính lưỡng dụng, kết hợp kinh tế với quốc phòng
Tính chủ động tạo nguồn ấy tập trung thể hiện ở hệ thống giáo dục - dạy nghề và nghiên cứu phát triển - chuyển giao công nghệ. Để đóng được những con tàu vỏ sắt, thép chạy bằng động cơ cơ diesel, tuabin, tốc độ lớn, đòi hỏi những người thợ phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, phải được đào tạo qua hệ thống trường lớp một cách bài bản. Các nước có nền công nghiệp đóng tàu mạnh đều có hệ thống cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành này tương ứng phục vụ ngành hàng hải nói chung và ngành đóng tàu: Trong quá khứ là các trường Đại học Kỹ thuật Delft (Hà Lan), Đại học Liege và Trường Đại học Ghent (Bỉ), Học viện Hàng hải Svendborg Đan Mạch, Học viện Hàng hải California (Hoa Kỳ),... Hiện nay, một số trường Đại học hàng đầu của thế giới như: Học viện Hàng hải Maine Mỹ, Học viện Hàng hải Svendborg Đan Mạch, Trường Đại học Hàng hải Hàn Quốc, Trường Đại học Hàng hải Mokpo
(Hàn Quốc), Trường Đại học Hàng hải Tokyo (Nhật Bản), Trường Đại học Hàng hải Thượng Hải và Trường Đại học Đại Liên (Trung Quốc),… Các trường đại học này đảm nhiệm sứ mệnh phát triển khoa học - công nghệ trong lĩnh vực hàng hải và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đề ra.
Ngoài ra, để đảm bảo sự thống nhất và sự hỗ trợ, hợp tác cùng phát triển của các học viện, đại học, cao đẳng nghề trên thế giới trong lĩnh vực hàng hải, dưới sự bảo trợ của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), một cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc, Hiệp hội các Trường Đại học Hàng hải Thế giới (WMU) được thành lập năm 1983 tại Thụy Điển. Đây thực sự là một tổ chức được xây dựng bởi và dành cho cộng đồng hàng hải quốc tế. Hiệp hội có sứ mệnh: Là một cơ quan cao cấp của IMO về giáo dục, nghiên cứu hàng hải bậc cao, sứ mệnh của WMU là phục vụ cho cộng đồng hàng hải toàn cầu trong việc thúc đẩy các mục đích và mục tiêu của IMO; Là một trung tâm xuất sắc về giáo dục và nghiên cứu hàng hải, thúc đẩy mạnh mẽ các tiêu chuẩn thực tiễn cao nhất trong vận tải biển, đóng tàu, chính sách và quản trị hành chính, quản lý, an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường, đồng thời cung cấp cơ chế cho việc trao đổi và chuyển giao kiến thức và ứng dụng của chúng trên phạm vi quốc tế.
Hệ thống này là nơi trang bị cho người lao động những kiến thức, kỹ năng bài bản chuyên sâu và là điều kiện cho sự phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và là nơi ươm mầm, nuôi dưỡng những tài năng. Nó cũng là nơi tập trung các nhà khoa học giảng dạy và nghiên cứu uy tín của giao thông hành hải và CNĐT.
Hệ thống nghiên cứu - triển khai (R&D) cũng là một kênh để nghiên cứu, chuyển giao thành quả KH&CN mới của ngành và qua đó phát triển nguồn nhân lực. Tất cả các công ty - tập đoàn đóng tàu lớn trên thế giới hiện nay đều
có hệ thống các trường đào tạo nghề và hệ thống Viện nghiên cứu R&D. Nhân lực các trình độ của họ phát triển một cách chủ động và luôn cập nhật với công nghệ hiện đại là nhờ những hệ thống này. Thêm vào đó là nguồn ngân sách tài chính đủ để cho các cơ sở này đủ điều kiện cho việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đãi ngộ và thu hút nhân tài...
Công nghiệp đóng tàu của nhiều nước trên thế giới hiện nay cũng thường phát triển trong thế lưỡng dụng - kết hợp kinh tế với quốc phòng, có thể đóng tàu dân sự và cũng có thể tham gia sản xuất tàu quân sự. Bối cảnh thế giới hiện nay buộc tư duy chiến lược phải suy nghĩ tới điều đó. Rằng, “Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển. Hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu thế lớn; nhưng đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo, tài nguyên và cạnh tranh quyết liệt về lợi ích kinh tế tiếp tục diễn ra phức tạp” [21, tr.75-76]. Tư duy về chiến lược về biển của mọi quốc gia sẽ phải bao hàm cả và những lợi ích, tiềm năng phát triển cùng những nguy cơ thách thức đến từ biển.
Kinh tế gắn với quốc phòng là quy luật của phát triển hiện đại. Vì thế nguồn nhân lực của ngành CNĐT cũng sẽ phải phát triển khá đa dạng và có năng lực linh hoạt. Chính yêu cầu tương đối phức tạp này cũng là một sức thúc đẩy để nguồn nhân lực CNĐT phát triển.
Thứ tư, các yếu tố vật chất - kỹ thuật để phát triển nguồn nhân lực CNĐT bao gồm:
(1) Có được ở mức tương đối đầy đủ cơ sở kinh tế - kỹ thuật cho phát triển CNĐT. Các ngành công nghiệp hàng hải, cơ khí chế tạo, công nghiệp dịch vụ, phụ trợ... tạo ra cơ sở kinh tế - kỹ thuật cho ngành công nghiệp đóng
mới và sửa chữa tàu thủy. Hệ thống cơ sở này được tích lũy khá lâu dài và theo lộ trình riêng.
Lịch sử cho biết, ngành đóng tàu phát triển không đều. Trên thế giới, Hà Lan, Anh, Bồ Đào Nha... là những quốc gia sớm có nền công nghiệp đóng tàu và nguồn nhân lực của ngành này khá phát triển. Nhưng, để phát triển CNĐT, các nước này đều phải có quá trình tích lũy, xây dựng nền tảng thiết yếu về cơ sở vật chất - kỹ thuật của ngành. Đó chính là kết quả của sự tích lũy trải qua nhiều thế kỷ (từ thế kỷ XVI - XIX) trong quá trình phát triển từ đại công nghiệp cơ khí, điện khí hóa, rồi tự động hóa trong việc chế tạo các máy móc, động cơ, linh kiện công nghiệp đóng tàu.
Vì vậy cho nên các nước đi sau thường lựa chọn một lĩnh vực phù hợp để tạo lợi thế cạnh tranh và qua đó phát triển nguồn nhân lực cho CNĐT của mình. Ở châu Á, các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc đều là những nước có sự phát triển ngành đóng tàu với những lộ trình riêng. Nhật Bản sau 1945, dựa trên cơ sở kỹ thuật và nhân lực của công nghiệp còn lại của đóng tàu quân sự để chuyển sang đóng tàu dân sự, dựa trên nguồn vốn của Mỹ và cập nhật công nghệ Hà Lan, Anh.
Ngành CNĐT Hàn Quốc đi lên từ nền tảng của cơ sở vật chất - kỹ thuật từ những năm 1960 - 1965 của Tập đoàn xây dựng Hyundai. Hyundai đã tận dụng công nghệ đóng tàu Hà Lan cùng với nguồn vốn vay được từ ngân hàng của Anh, Tập đoàn này đã từng bước phát triển ngành đóng tàu trong nước từ tàu quy mô nhỏ đến lớn dần, từ dịch vụ sửa chữa đến đóng mới.
Hàn Quốc đã xây dựng chiến lược phát triển của ngành CNĐT gắn với phát triển kinh tế biển và hệ thống cơ sở hạ tầng biển từ những năm 1972 - 1974. Chiến lược đóng tàu riêng của Hàn Quốc là “lớn lên từ tàu nhỏ” và hướng tới loại tàu tiết kiệm nhiên liệu. Khi các doanh nghiệp đóng tàu lớn chú trọng đến những con tàu siêu trường siêu trọng (và rất khó tìm đơn đặt hàng) thì các
doanh nghiệp đóng tàu Hàn quốc như Hyundai Mipo Dockyard và STX Offshore and Shipbuilding... lại chọn đóng các loại tàu nhỏ, vì nhu cầu thay thế - đóng mới của nó trên thế giới cao tới 54,7%. Hàn Quốc cũng đã rất nhanh nhạy khai thác nhu cầu đóng loại tàu tiết kiệm nhiên liệu và dẫn đầu