Kế hoạch tích hợp của Hệthống thu soát vé tự động

Một phần của tài liệu 12305132_01 (Trang 121 - 125)

: ố độ àì ℎở à

1) Thiết bị

4.12 Kế hoạch tích hợp của Hệthống thu soát vé tự động

Phần này mô tả cách thức xây dựng hệ thống AFC (Thu soát vé tự động) ở cấp cao hơn nhằm đảm bảo tính liên thông của các thẻ vé thông minh hiện đang được mỗi dự án xây dựng giao thông vận tải tại thành phố Hồ Chí Minh đề xuất áp dụng. Trong nghiên cứu này, hệ thống AFC ở cấp cao hơn có nghĩa là hệ thống tồn tại ở cấp độ cao hơn các cấp độ do mỗi dự án xây dựng giao thông vận tải thực hiện. (Hình 4.12.1)

Tuyến 3A Giai Đoạn 1(Bến Thành – Bến xe Miền Tây) Báo cáo cuối kì

Nghiên cứu được tiến hành nhằm định hướng hệ thống AFC ở cấp cao hơn dựa trên những tính năng yêu cầu thông qua xem xét đặc điểm kỹ thuật và kế hoạch kinh doanh của mỗi dự án xây dựng giao thông vận tải.

Nguồn:Nhóm nghiên cứu JICA

Hình 4.12.1 Hệ thống AFC ở cấp cao hơn được xem xét trong nghiên cứu này

4.12.1 Tiến độ từng dự án

Thông tin mới nhất tính đến tháng 3/2016 liên quan đến thẻ vé thông minh sẽ được triển khai áp dụng cho các Tuyến Metro số 1 và các tuyến khác, BRT và tuyến xe buýt hiện tại, chẳng hạn như tiêu chuẩn thông tin liên lạc và phương án kinh doanh đã được chúng tôi thu thập từ mỗi dự án xây dựng giao thông vận tải và được trình bày tóm tắt trong Bảng 4.12.1.

Trong khi tất cả các phương thức giao thông vận tải khác ngoài Tuyến Metro số 1 sẽ áp dụng ISO14443 loại A hoặc B là tiêu chuẩn thông tin liên lạc cho phương tiện thẻ vé, thiết bị đa lớp đọc/ghi1 được cân nhắc nhằm đảm bảo thông tin liên lạc bằng dữ liệu với các tiêu chuẩn khác áp dụng bởi các phương thức vận tải và tuyến khác. Tuy nhiên, khóa bảo mật và định dạng dữ liệu cần thiết để đọc/ghi dữ liệu vẫn chưa được thảo luận giữa các bên. Do đó, có thể dễ dàng dự kiến rằng thẻ vé giao thông của thành phố Hồ Chí Minh sẽ không có tính liên thông mặc dù chúng được phát triển trên cùng một tiêu chuẩn thông tin liên lạc, đây cũng là vấn đề mà ĐSĐT Thái Lan gặp phải2. Vấn đề loại thẻ vé cũng chưa có sự phối hợp của các bên. Tiêu chuẩn kỹ thuật thẻ vé do nhà thầu và/hoặc tư vấn đề xuất được áp dụng một cách đơn giản. Xin lưu ý rằng có thể sử dụng các tiêu chuẩn thông tin khác nhau cho thẻ thông minh trên cùng một thiết bị; Metro Bangkok sử dụng hai tiêu chuẩn cho một loại cổng vé: loại A cho thẻ tích lũy giá trị, và loại C cho thẻ một lần.

1Thiết bị phần cứng cho phép đọc và ghi dữ liệu qua phương tiện thẻ vé nhờ một số tiêu chuẩn thông tin liên

lạc. (Thay đổi về phần mềm được yêu cầu riêng rẽ)

Tuyến 3A Giai Đoạn 1(Bến Thành – Bến xe Miền Tây) Báo cáo cuối kì

Liên quan đến Cơ quan phát hành thẻ vé và quyền sở hữu doanh thu từ vé, BRT và xe buýt hiện tại sẽ tuân thủ kế hoạch giao thông đường bộ hiện có. Cụ thể là, MOCPT sẽ là đơn vị phụ trách. Trong khi đó, bên ĐSĐT vẫn chưa bắt đầu thảo luận vấn đề này.

Bảng 4.12.1.1 Thông tin liên quan đến thẻ thông minh của mỗi phương thức giao thông

MRT BRT Xe buýt

Tuyến 1 Tuyến 2 Tuyến 5

Nguồn vốn ODA ODA ODA ODA Tư nhân*1

(Nhật Bản) (Đức/ADB) (Tây Ban Nha (Ngân hàng /ADB) thế giới)

Năm khai thác 2020 2024 2023 2019 2017*2

Lưu lượng hành 190.000 481.700 133.746 46.345 958.900

khách vào năm 2020 vào năm 2025 vào năm 2023 vào năm 2030 vào năm 2014 [hành khách /ngày]

Tiêu chuẩn thông tin Loại C Loại A/B Loại A/B Loại A/B Tùy thuộc vào

của thẻ vé thông nhà thầu*3

minh

Loại vé Vé thông hành Vé thông hành Vé thông hành Vé thông SV*4

1 tháng 1 tháng 1 tháng hành 1 lần *chấp nhận tiền Vé thông hành Vé thông hành Vé thông hành SV*4

3 ngày 1 tuần 1 tuần mặt

Vé thông hành Vé thông hành Vé thông hành

1 ngày 1 ngày 1 ngày

1lần 1lần Khứ hồi

*4 SV*4 1lần

SV Đặc biệt(nhân SV*4

viên, v.v…) Đặc biệt (nhân viên, v.v…)

Cơ quan phát hành Chưa xem xét MOCPT*5

thẻ

Cơ quan sở hữu thẻ Như trên Như trên

Nguồn: Bảng được lập dựa trên trả lời của mỗi dự án xây dựng giao thông theo câu hỏi khảo sát của nhóm nghiên cứu. *1: Theo báo cáo, BOO (Xây dựng-Sở hữu-Kinh doanh) Kế hoạch này sẽ được áp dụng.

(Https://www.vietnambreakingnews.com/2016/04/hcm-city-to-issue-electronic-bus-ticket-cards/)

*2: Năm dự kiến triển khai áp dụng thẻ vé thông minh

*3: Khả năng cộng tác với phương thức vận tải khác được đề cập tại Quyết định số 2898 của UBND/QĐ-UBND

*4: SV(Giá trị tích lũy: thẻ vé loại trả trước)

*5: Mặc dù tổ chức phát hành hợp pháp là MOCPT, việc vận hành vé xe buýt được lên kế hoạch để được cung

cấp từ các tổ chức tư nhân.

4.12.2 Phạm vi tích hợp

Tại Việt Nam, Thông tư số 19/2016/TT-MHMM của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNNVN) là một trong những điều kiện quan trọng để nghiên cứu phạm vi dịch vụ của thẻ. Theo Thông tư số 19 của NHNN VN, “khi thẻ do bên A phát hành được sử dụng cho các dịch vụ cung cấp bởi bên khác ngoài bên A, thẻ phải được phân loại là thẻ ngân hàng.” Phạm vi bao phủ của thẻ ảnh hưởng đến vị trí pháp lý của thẻ.

Tuyến 3A Giai Đoạn 1(Bến Thành – Bến xe Miền Tây) Báo cáo cuối kì

Hình 4.12.2.1 cho thấy phạm vi bao phủ của thẻ vé giao thông sử dụng 4 góc phần tư. Khi BQLĐSĐT sẽ trở thành một tổ chức phát hành thẻ tàu điện ngầm và vẫn giữ quyền sở hữu thu phí như hệ thống xe buýt hiện có, tiền giao dịch thẻ chuyển vào tài khoản của thành phố như MOCPT thực hiện. Trong trường hợp này, thẻ giao thông thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh có thể được phân loại như là một thẻ nhà, và góc phần thứ 2 và 3 không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư 19 NHNN. Các dịch vụ ở góc phần tư thứ 1 và thứ 4, nói đúng ra, thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư 19 NHNN, vì các dịch vụ được đưa ra bởi các đơn vị khác.

Thuộ UBND TP HCM

Kinh doanh - Tuyến 1, 2 , 5 và 3A

vé - Xe buýt và BRT

Kinh doanh

- Các cửa hàng, v.v… do

UBND TP HCM quản lý

Ngoài vé (trực tiếp hoặc gián tiếp)

Ngoài UBND TP HCM

-Giao thông công cộng ở các TP

khác (Bình Dương, Hà Nội v.v..).

-Cửa hàng, v.v… do các bên

khác quản lý

Nguồn:Nhóm nghiên cứu JICA

Hình 4.12.2.1 Phạm vi dịch vụ của thẻ giao thông thông minh

Vị trí pháp lý của góc phần tư thứ 2 và thứ 3, cho dù có thuộc đối tượng áp dụng của NHNN 19 hay không, cũng phụ thuộc vào cơ quan phát hành thẻ và cơ quan sở hữu thu phí. Khi BQLĐSĐT giữ vai trò là cơ quan phát hành thẻ vé ĐSĐT và giữ quyền sở hữu thẻ vé, tương tự như hệ thống xe buýt hiện tại, tiền mặt từ giao dịch thẻ được chuyển đến tài khoản của thành phố tương tự như MOCPT thực hiện. Trong trường hợp này, thẻ giao thông thông minh ở thành phố Hồ Chí Minh có thể phân loại như một loại thẻ tín dụng đặc biệt, và nó không thuộc đối tượng áp dụng Thông tư 19 của NHNN VN. Khi công ty ĐSĐT là cơ quan phát hành thẻ vé và giữ quyền sở hữu thu phí, tiền mặt từ giao dịch thẻ ĐSĐT liên quan đến hai cơ quan có tính chất tài chính và pháp lý riêng biệt là: tài khoản của công ty và tài khoản của thành phố. Trong trường hợp này, thẻ giao thông thông minh ở thành phố Hồ Chí Minh thuộc đối tượng áp dụng Thông tư 19 NHNN VN.

Tuyến 3A Giai Đoạn 1(Bến Thành – Bến xe Miền Tây) Báo cáo cuối kì

Nguồn:Nhóm nghiên cứu JICA

Hình 4.12.2.2 Sự khác biệt pháp lí giữa các phương án ban hành vé

Căn cứ vào tình huống nêu trên, sau khi tham vấn Chủ đầu tư (BQLĐSĐT), nhóm nghiên cứu giả định rằng nghiên cứu tập trung vào các dịch vụ ở góc phần tư thứ 2 theo hai phương án: 1) BQLĐSĐT là cơ quan phát hành và sở hữu quyền thu phí vé ĐSĐT, và 2) công ty ĐSĐT là cơ quan phát hành và sở hữu quyền thu phí vé ĐSĐT. Theo các điều kiện đó, các tính năng của hệ thống AFC ở cấp cao hơn được tóm tắt trong Bảng 4.12.2. Xin lưu ý rằng tính năng thứ 6 “khai thông giữa các bên” chỉ cần thiết khi công ty ĐSĐTgiữ vai trò là cơ quan phát hành thẻ vé ĐSĐT.

Bảng 4.12.2.1Các chức năng được cung cấp bởi các hệ thống cấp cao hơn

STT Tên tính năng Mô tả

Một phần của tài liệu 12305132_01 (Trang 121 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w