Mặt cắt dọc tuyến

Một phần của tài liệu 12305132_01 (Trang 135 - 139)

: ố độ àì ℎở à

2. Sự thay đổi Hướng tuyến 1 Bình đồ tuyến

2.2. Mặt cắt dọc tuyến

Theo Báo cáo Nghiên cứu Khả thi (FS), đoạn tuyến đi ngầm được thiết kế từ đầu tuyến, kết nối với Ga Bến Thành (C0 - tuyến số 1) đến Ga Bến xe Miền Tây (C10). Tuy nhiên, theo nghiên cứu này, JST đề xuất: 1) đoạn đi ngầm bắt đầu từ ga C0 đến Ga Vòng xoay Phú Lâm (C8), 2) đoạn chuyển tiếp từ ga C8 đến Ga Công viên Phú Lâm (C9) và 3) hai ga trên cao là đến Ga Công viên Phú Lâm (C9) và Bến xe Miền Tây (C10).

Cụ thể, đoạn tuyến từ C8 đến C9 đã được thiết kế là kế cấu đi ngầm như thể hiện trong Hình 2.2.1, sẽ được điều chỉnh như thể hiện trong Hình 2.2.2, cụ thể, đoạn chuyển tiếp từ đi ngầm lên đi trên cao được thiết kế thi công bằng hầm biện pháp đào hở kết hợp tường chắn hình chữ U để kết nối với đoạn đi trên cao giữa Ga C8 và Ga C9.

Tuyến 3A Giai Đoạn 1(Bến Thành – Bến xe Miền Tây)

Hình 2.2.1 Bình đồ và Mặt cắt dọc giữa Ga C8 và Ga C9 theo FS

Hình 2.2.2 Bình đồ và Mặt cắt dọc giữa Ga C8 và Ga C9 do JST đề xuất

Theo nghiên cứu ban đầu, đoạn chuyển tiếp từ đi ngầm lên đi trên cao được xác định giữa Ga C10 và Ga Khu Y tế Kỹ thuật Công nghệ cao (C11) cho Giai đoạn 2, theo đề xuất mới của JST, đoạn tuyến từ ga C10 đến Ga C11 sẽ là đoạn đi trên cao như thể hiện trong Hình 2.2-3 được thiết kế cho Giai đoạn 2. Thiết kế hướng tuyến đi trên cầu cạn cần đảm bảo cao độ cho tầng sảnh chờ và tầng ke ga của ga. Do đó, sau khi đi qua nhà ga, cao độ đỉnh ray được hạ thấp hơn so với cao độ nhà ga nhằm tiết kiệm chi phí xây dựng, tuân thủ độ dốc tối đa là 35/1000, đó là thiết kế cho Giai đoạn 2.

Tuyến 3A Giai Đoạn 1(Bến Thành – Bến xe Miền Tây)

Hình 2.2.3 So sánh giữa FS và Thiết kế thay đổi cho Giai đoạn 2 từ C10 đến C11 2.3. Các Ga trên cao

Do thay đổi mặt cắt dọc tuyến, Ga C9 và C10 được bố trí là các ga trên cao như thể hiện trong Hình 2.3-1 và 2.3-2.

Cụ thể, các kết cấu bên dưới của Ga C9 là các trụ đơn như được thể hiện trong Hình 2.3.1. Đồng thời, các kết cấu này của Ga C10 là các trụ đôi vì có xem xét đến độ võng của kết cấu phần trên và độ ổn định của toàn bộ kết cấu, do Ga C10 có ke ga dạng đảo liên kết với 3 đường ray phía sau ga.

Trong trường hợp ke ga hai bên, có thể áp dụng các trụ đơn ví dụ như trường hợp tại Băng Cốc, Thái Lan. Tuy nhiên, chưa có ví dụ nào cho trường hợp sử dụng trụ đơn cho ke ga dạng đảo liên kết ba đường ray trong các dự án đường sắt đô thị.

Ga C9 dịch chuyển 90m về phía Bến xe Miền Tây để cho phép tiếp cận gần hơn với nút giao thông khi xem xét khả năng tiếp cận cho hành khách. Tuy nhiên, theo quy hoạch trong tương lai một vòng xoay sẽ được xây dựng tại vị trí này, như thể hiện bằng hình tròn màu xanh dương trong hình vẽ, tất cả các công trình ga được bố trí nằm ngoài khu vực quy hoạch.

Tuyến 3A Giai Đoạn 1(Bến Thành – Bến xe Miền Tây)

Hình 2.3.1 Bình đồ và Mặt cắt dọc Ga C9 theo đề xuất của JST

Tuyến 3A Giai Đoạn 1(Bến Thành – Bến xe Miền Tây)

Một phần của tài liệu 12305132_01 (Trang 135 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w