: ố độ àì ℎở à
6. Các phương án Ga Cây Gõ (C7) 1 Thực trạng hiện tạ
6.1. Thực trạng hiện tại
Theo Báo cáo Nghiên cứu khả thi, tim Ga C7 được bố trí tại Km 6 + 400 như trong Hình 6.1- 1. Tuy nhiên, do cầu vượt Cây Gõ được xây dựng sau khi lập Báo cáo Nghiên cứu khả thi nên ga này cần phải được thiết kế lại như thể hiện trong Hình 6.1-2.
Hình 6.1.1 Vị trí Ga C7 theo Nghiên cứu Khả thi
Hình 6.1.2 Cầu vượt Cây Gõ 6.2. So sánh năm phương án
Như thể hiện trong Hình 6.2.1, năm phương án thiết kế Ga C7 được xem xét bao gồm: Phương án 1: ga xếp chồng lên nhau, Phương án 2: hai ga riêng biệt, Phương án 3: Ga hai đường hầm song song đi bên dưới cầu, Phương án 4: Ga hai đường hầm song song cùng với phá dỡ và tái xây dựng cầu vượt, và Phương án 5: không xây dựng (không xây dựng Ga C7).
Nếu chọn phương án ga xếp chồng lên nhau thì cần phải có hướng tuyến đường hầm chồng lên nhau, so với các phương án khác thì đoạn này tuyến đi sâu nhất và chiều dài ga dài nhất. Hai ga riêng biệt cần phải có các cơ sở nhà ga riêng biệt bên cạnh cầu vượt Cây Gõ. Phương án này mang lại bất tiện cho hành khách, ví dụ ke ga riêng biệt đòi hỏi đường đi bộ dài.
Tuyến 3A Giai Đoạn 1(Bến Thành – Bến xe Miền Tây)
thường xuyên mà không gây bất kỳ gián đoạn nào đối với giao thông trên cầu vượt. Ngoài ra, các sàn bê tông và tường cũng cần phải dày hơn so với các ga thông thường (từ Ga C1 đến C6 và C8), vì kết cấu Ga C7 phải chịu thêm tải trọng từ cầu vượt Cây Gõ.
Ga song song cộng với phá dỡ và tái xây dựng cầu vượt là phương pháp phá dỡ cầu vượt Cây Gõ để xây dựng ga, sau đó xây dựng lại cầu vượt. Mặc dù kết cấu ga đòi hỏi sàn bê tông và tường dày hơn, tương tự với phương án 3, tuy nhiên việc thi công dễ dàng hơn nhiều so với phương pháp đi bên dưới. Phương án không xây dựng, nghĩa là bỏ Ga C7, sẽ làm cho khoảng cách giữa các ga không đồng đều. Do phương án này gây ra sự bất tiện cho người sử dụng cho nên không xem xét phương án này.
Tuyến 3A Giai Đoạn 1(Bến Thành – Bến xe Miền Tây)
Hình 6.2.1 Năm phương án cho Thiết kế mới của Ga C7 6.3. So sánh bốn phương án
Như trình bày trong mục 6.2, bốn phương án được so sánh trong Bảng 6.3.1. Kết quả cho thấy Phương án 4, ga song song với phá dỡ và tái xây dựng cầu vượt có điểm cộng cao nhất khi xem xét ở sáu đề mục. Do đó, Tư vấn khuyến nghị lựa chọn Phương án 4.
Tuyến 3A Giai Đoạn 1(Bến Thành – Bến xe Miền Tây)
Ghi chú
* Tính đến năm 2015, chỉ tính phần chi phí xây dựng
6.4. Vị trí Ga C7
Vị trí ga nên xem xét các điều kiện thực tế và việc tái thiết cầu vượt. Tim của ga đã được sửa đổi từ Km 6 + 640 đến Km 6 + 345 với những lý do sau đây.
Tuyến 3A Giai Đoạn 1(Bến Thành – Bến xe Miền Tây)
Hình 6.4.1 Vị trí Ga C7 theo Phương án 4
Thứ nhất, một nút giao đông đúc nên được duy trì chức năng trong khi xây dựng vì cầu vượt Cây Gõ sẽ bị tháo dỡ. Phần cuối tường chắn của ga không được ảnh hưởng đến luồng giao thông ở nút giao. Thứ hai, việc tháo dỡ và tái xây dựng đoạn cầu vượt đến trụ đôi của cầu vượt là công việc khó khăn. Do đó, JST đề nghị không tháo dỡ những trụ này.
Với những cân nhắc trên đây, chỉ khoảng 230m cầu vượt sẽ bị tháo dỡ và tái xây dựng, phần còn lại sẽ được giữ nguyên không tháo dỡ để phục vụ luồng giao thông đến từ đường 3/2 trong quá trình xây dựng.
Tuyến 3A Giai Đoạn 1(Bến Thành – Bến xe Miền Tây)