Kết cấu móng Đoạn trên cao

Một phần của tài liệu 12305132_01 (Trang 84 - 87)

V m =∑θ∙x m

3) Kết cấu móng Đoạn trên cao

Tuyến 3A Giai Đoạn 1(Bến Thành – Bến xe Miền Tây) Báo cáo cuối kì

kết cấu trên cao) thông qua việc điều chỉnh kích thước và chiều dài. Tuy nhiên, lớp đất yếu có thể không được đánh giá chính xác trong khảo sát này. Vì thế, nhóm nghiên cứu đề nghị thực hiện lại thí nghiệm nén cố kết một lần nữa trong thiết kế chi tiết và nếu lớp được xác nhận là có độ cố kết bình thường thì mới có thể đảm bảo chiều dài cọc đủ khả năng chịu lực có tính đến ma sát âm.

4.4.2 Bố trí ga và hệ thống Cơ & Điện

Trong NCKT, chiều dài bên trong nhà ga là 160m và chiều rộng bên trong nhà ga là 17,3m. Trong khảo sát này, Nhóm nghiên cứu đã điều chỉnh chiều dài bên trong nhà ga từ 160m lên 240m và chiều rộng bên trong từ 17,3 m lên 19,3m. Kết quả là, Nhóm nghiên cứu đề xuất tăng diện tích bố trí hệ thống Cơ& Điện từ 1048m2 lên 3768m2 vì các lý do sau đây:

 Các ga metro điển hình có chiều dài từ 200 đến 240m với cấu hình đoàn tàu tương tự như đoàn tàu của Tuyến 3A. Chiều dài đề xuất trong NCKT rất khó để bố trí cho cả hành khách lẫn thiết bị.

 Diện tích đề xuất trong NCKT là thực sự không đủ để bố trí các trang thiết bị cần thiết cho nhà ga ngầm, chẳng hạn như hệ thống thông gió hầm và kiểm soát môi trường.

Đề xuất trên được đưa ra có tham khảo bản vẽ hệ thống Cơ& Điện tại Ga Ba Son của Tuyến 1.

Nguồn: Nhóm nghiên cứu JICA

Hình 4.4.2.1 Bố trí hệ thống Cơ & Điện

4.4.3 Trang thiết bị phụ trợ

Các phương tiện và trang thiết bị sau đây được lắp đặt tại tầng sảnh chờ và tầng ke ga. Ngoài ra, các tòa nhà phụ trợ để đặt các phòng cơ khí, phòng máy phát điện và tháp làm mát, v.v., được xây dựng riêng biệt trong phạm vi nhà ga.

Tuyến 3A Giai Đoạn 1(Bến Thành – Bến xe Miền Tây) Báo cáo cuối kì

(1) Tầng sảnh chờ

・ Trang thiết bị phục vụ hành khách (máy bán vé, cổng thu soát vé tự động, nhà vệ sinh, cầu thang, thang cuốn và thang máy, v.v...)

・ Trang thiết bị phục vụ nhân viên nhà ga (phòng họp, phòng trưởng ga, nhà vệ sinh và khu vực nghỉ ngơi, v.v.)

・ Trang thiết bị Cơ&Điện (phòng thông gió hầm, phòng quạt xả khí thải đường sắt, phòng hệ thống kiểm soát môi trường và thiết bị xử lý không khí, v.v.)

(2) Tầng ke ga

・ Trang thiết bị phục vụ hành khách (cầu thang, thang cuốn và thang máy, v.v...) ・ Trang thiết bị Cơ&Điện (phòng cấp điện, phòng trạm điện dịch vụ, phòng cấp nước

cứu hỏa và phòng thiết bị xử lý không khí, v.v.)

4.4.4 Công trình đường ray

Trong nghiên cứu này, đường ray tấm bản hay đường liên kết trực tiếp với khả năng bảo dưỡng tốt được áp dụng cho tuyến chính, trong khi đó, đường ray nền ballast được áp dụng cho khu vực depot nơi mà tốc độ chạy tàu bị hạn chế và tách biệt với tuyến thương mại. Các thông số kỹ thuật chính bao gồm:

 Ray cho tuyến chính~ray nhiệt luyện (tương đương với UIC 60kg)  Ghi (số 10 cho tuyến chính, số 8 cho đường nhánh)

 Tà vẹt bê tông dự ứng lực  Hộp chống rung động.

4.4.5 Phê duyệt Thiết kế Điều chỉnh so với NCKT

Tại cuộc họp tổ chức ngày 26/4/2016 giữa BQLĐSĐT và Nhóm nghiên cứu, cơ bản đã đạt được thỏa thuận về trắc dọc điều chỉnh. Theo đó, cần phải di dời cáp điện, thay đổi vị trí nhà ga và giải pháp thiết kế nhà ga như bố trí chi tiết tường vây và sửa đổi chiều dài và chiều rộng ga, ngoài ra, dỡ bỏ và xây dựng lại cầu vượt Cây Gõ để phục vụ việc thi công ga C7. Để hai bên ký thỏa thuận chính thức, Nhóm nghiên cứu đã đệ trình BQLĐSĐT dự thảo thư kèm theo báo cáo với tiêu đề “Báo cáo Điều chỉnh Thiết kế đối với Tuyến 3A Giai đoạn 1”, phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt vào ngày 10/5/2016 (xem Phụ lục 4.1).

BQLĐSĐT đã phát hành công văn không phản đối số 1350/BQLDSDT-QLDA1 ngày 17/05/2016 (xem phụ lục 4.2).

Ngoài ra, đối với việc di dời cáp điện, công văn cũng đề cập đến các điều khoản thỏa thuận đã được gửi cho EVN theo đề nghị của BQLĐSĐT.

Tuyến 3A Giai Đoạn 1(Bến Thành – Bến xe Miền Tây) Báo cáo cuối kì

4.5 Tổ chức chạy tàu

4.5.1 Bố trí đường ray

Bố trí đường ray củaTuyến 3A cần đáp ứng các kế hoạch tổ chức chạy tàu sau đây.

(1) Vận hành liên thông với Tuyến 1

Theo bố trí đường ray của Ga Ngã sáu Cộng hòa (C2) trong NCKT, giao cắt đồng mức giữa tuyến chính, tuyến Bến Thành - Miền Tây, và Tuyến 3B để tàu có thể quay đầu tại vị trí ga này có thể cản trở khả năng vận hành đúng giờ của Tuyến 3A. Vì lý do này, bố trí đường ray tại Ga C2 nên được điều chỉnh nhằm tránh giao cắt đồng mức và ưu tiên liên thông giữa Tuyến 1 và Tuyến 3A.

(2) Quay đầu tàu tại ga Trung gian

Theo dự báo lưu lượng giao thông, lượng hành khách sẽ giảm dần từ Ga Bến Thành trong trung tâm thành phố đến các ga đầu cuối tại vùng ngoại ô. Một số đoàn tàu nên quay đầu tại ga trung gian nhằm đảm bảo giao thông hiệu quả. Do đó, tại Ga Bến xe Miền Tây (C10), đoàn tàu được phép quay đầu ngay cả sau khi khai thác đoạn tuyến của Giai đoạn 2.

Đồng thời, cũng cần bố trí một ga trung gian, có thể là Ga Thuận Kiều Plaza (C5) với ghi giản đơn, giúp đoàn tàu quay đầu trong trường hợp sự cố hoặc tai nạn.

(3) Bố trí đường ray tại các ga phục vụ tiếp cận Depot

Depot Tuyến 3A sẽ được bố trí giữa Ga C14 và C15 của đoạn tuyến thuộc Giai đoạn 2. Để tiếp cận

Depot, bố trí đường ray tại các ga này cần xem xét những điểm sau:

1) Tàu có thể vào và ra khỏi Depot trong một khoảng thời gian ngắn để phục vụ giao thông giờ cao điểm vụ giao thông giờ cao điểm

 Theo ước tính của Nhóm nghiên cứu, tối đa từ 12-15 đoàn tàu xuất phát từ Depot nhằm chuyên chở hành khách trong giờ cao điểm từ năm 2030 trở đi, khi đógiãn cách chạy tàu dưới 3 phút. Mặc dù, mong muốn sử dụng đường đôi cho là đường vào Depot căn cứ theo tình hình trên, tuy nhiên khi xem xét tính toán giảm diện tích chiếm dụng bởi các trụ cầu và chi phí xây dựng, nhóm nghiên cứu đề xuất sử đường đơn, nhưng phải sử dụng hệ thống tín hiệu song hướng để cho phép vận hành tàu cả hai chiều.

 Hơn nữa, cần bố trí giao cắt khác mức cho tuyến chính và đường vào Depot, do các đoàn tàu từ Depot và tuyến chính cho ga C15 đang giao cắt.

Một phần của tài liệu 12305132_01 (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w