CHƯƠNG 2 BỐI CẢNH VÀ NHU CẦU ĐỐI VỚI DỰ ÁN
2.2.2 Ngành Giao thông Vận tải Đô thị
Do Khu vực nghiên cứu là trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam bao gồm khu đô thị lớn nhất của Tp Hồ Chí Minh, các hình thái khác nhau của hoạt động vận tải tập trung trong khu vực này và tạo ra các vấn đề giao thông vận tải phức tạp cũng như các thử thách cho Chính phủ. Mạng lưới giao thông trong Khu vực nghiên cứu chủ yếu được tạo thành từ các loại hình đường bộ đa dạng với các chức năng khác nhau.Trong suốt một thập kỷ qua, hệ thống vận tải đã được cải thiện rất nhiều. Các đường cao tốc, một số tuyến đường chính và các cầu đã được xây dựng và cải thiện, nhiều cảng được di rời ra khỏi trung tâm đô thị, hệ thống xe buýt đã được mở rộng và quản lý giao thông được tăng cường. Những nỗ lực của Chính quyền trung ương và địa phương vẫn đang tiếp tục được ghi nhận, tuy vậy tình trạng giao thông vẫn đang xuống cấp do nhu cầu ngày càng tăng.
Trong năm 2013, có 7.089 tuyến đường được quản lý với tổng chiều dài 4.478 km và tổng diện tích bề mặt là 32,56 km2. Tỷ lệ diện tích đường cho mỗi xe có động cơ là 5,1 m2. Vẫn cần thiết xây dựng thêm đường bộ. (theo Chính quyền thủ đô Tokyo Cục xây dựng và Niên giám thống kê Tokyo, tổng chiều dài đường bộ tại Tokyo năm 2015 là 11.891 km với tổng diện tích mặt đường xe chạy là 102,52km2. Tỷ lệ diện tích đường cho mỗi xe có động cơ là 5,1 m2). Tổng chiều dài mạng lưới đường
Tuyến 3A Giai Đoạn 1(Bến Thành – Bến xe Miền Tây) Báo cáo cuối kỳ
bộ tăng 5,7 %/năm từ năm 2006 đến 2013, nhưng từ 2009 đến nay, tỷ lệ tăng trưởng chậm lại ở mức 2,9%/năm.
Các dịch vụ giao thông vận tải công cộng theo tuyến đường cố định tại Tp Hồ Chí Minh là hình thức xe buýt. Ngoài ra cũng có hệ thống xe taxi đã được phát triển tốt cũng như dịch vụ xe máy-taxi không chính thức (xe ôm) vận chuyển hành khách bằng xe máy. Trải qua hơn mười năm, thành phố đã và đang nỗ lực để nâng cao lượng người đi xe buýt. Theo Sở Giao thông Vận tải, (SGTVT) số lượng hành khách sử dụng xe buýt công cộng và taxi đang tăng đáng kể. Tuy nhiên, lượng người sử dụng vận tải công cộng vẫn còn thấp. Thành phố đã đầu tư để phát triển hệ thống xe buýt, trong đó bao gồm mạng lưới xe buýt, đội ngũ xe buýt, trạm xe, bãi đỗ, trạn dừng, nhà chờ xe buýt. Cũng theo SGTVT, năm 2013, Thành phố cũng đã trợ cấp 1,39 nghìn tỷ đồng mỗi năm cho các tuyến xe buýt hoạt động. Chất lượng của dịch vụ vận tải công cộng vẫn còn thấp.
Hiện tại, chỉ có tuyến đường sắt Bắc-Nam nằm trong khu vực nghiên cứu, đi qua Ga Sài Gòn (Hòa Hưng) và Ga Bình Triệu ở Tp Hồ Chí Minh, Ga Sóng Thần (Bình Dương) và Ga Biên Hòa ở Đồng Nai. Tuyến đường sắt này được xây dựng hơn 100 năm trước, do đó các tiện ích dọc tuyến và các nhà ga đã cũ và lỗi thời.
Nhu cầu đi lại tại Tp Hồ Chí Minh đang tăng đáng kể trong suốt một thập kỷ qua, từ 11,5 triệu lượt người/ngày (không bao gồm đi bộ và hành trình nội vùng) trong năm 2002 (HOUTRANS) tăng lên 16,7 triệu năm 2013 (xem bảng dưới đây). Các đặc điểm chính như sau:
Số hành trình bằng xe đạp giảm đi và tỷ lệ của hình thái này chỉ là 2,8% trên tổng nhu cầu năm 2013.
Tỷ lệ hành trình bằng xe máy chiếm 83% tổng nhu cầu năm 2013, và con số ngày tăng lên 1,5 lần trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến năm 2013.
Tỷ lệ hành trình “Ô tô” chiếm 5,3% tổng nhu cầu, và số hành trình bằng ô tô tăng 4,2 lần trong giai đoạn 2002-2013.
Số hành trình bằng xe buýt tăng 2,2 lần trong cùng thời kỳ, nhưng tỷ lệ sử dụng hình thái này chỉ là 6,3%.
Người dân có xu hướng thích phương tiện cá nhân hơn và đang dần dần chuyển sang sử dụng ô tô.
Điều này có thể dẫn đến vấn đề tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng.
Bảng 2.2.1 Tỷ lệ hình thái phương tiện giao thông
2002 2013 Mức tăng
Phương thức 000/ngày % 000/ngày % trưởng trung
bình(%/năm) Xe đạp 1.080 9,4 464 2,8 -6,8 Xe máy 9.429 81,8 13.860 83,0 3,3 Ô tô 214 1,9 890 5,3 12,6 Xe buýt 485 4,2 1.050 6,3 6,7 Loại khác 313 2,7 437 2,6 2,8
Tuyến 3A Giai Đoạn 1(Bến Thành – Bến xe Miền Tây) Báo cáo cuối kỳ
Tổng 11.521 100,0 16.702 100,0 3,1
Nguồn: HOUTRANS, METROS