3.1.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được thực hiện từng bước như sau: trước tiên phải xác định được mục tiêu nghiên cứu, sau đó đưa ra mô hình nghiên cứu, kế tiếp là đưa ra các thang đo sơ bộ, tiếp theo thực hiện nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật thảo luận nhóm từ đó đưa ra mô hình và thang đo hiệu chỉnh, bước kế tiếp thực hiện nghiên cứu định lượng. Bước kế tiếp là xử lý dữ liệu thu thập được để kiểm định thang đo và phân tích dữ liệu dựa trên kết quả Crobach’s Alpha. Sau đó kiểm định có hay không sự khác nhau về mức độ thỏa mãn trung bình của người được khảo sát theo các đặc trưng cá nhân (phòng ban công tác, chức vụ, trình độ chuyên môn, giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác) của người lao động tại Chi nhánh SXKD Thức ăn Thủy sản thuộc Công ty Cổ phần Chăn Nuôi C.P dựa trên kết quả phân tích Independent t-test và One-Way ANOVA. Bước cuối cùng là thảo luận kết quả và đưa ra phải pháp để nâng cao sự thỏa mãn của người lao động tại chi nhánh SXKD Thức ăn Thủy sản của Công ty Cổ phần Chăn Nuôi C.P. Việt Nam.
Sơ đồ 2: Quy trình nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu Mô hình nghiên cứu Lựa chọn thang đo Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng
Kiểm định thang đo và phân tích dữ liệu Kết luận, kiến nghị
3.1.2 Quy trình chọn mẫu
3.1.2.1. Tổng thể nghiên cứu
Tổng thể của khảo sát này là khoảng 50% số lượng người lao động từ công nhân cho đến cấp bậc trưởng phòng đang làm việc tại Chi nhánh SXKD Thức ăn Thủy sản Công ty Cổ phần Chăn Nuôi C.P. Việt Nam, không tính các nhân viên bán hàng ngoài thị trường.
3.1.2.2. Phương pháp chọn mẫu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ở phần mở đầu của đề tài, thiết kế chọn phi xác suất với hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên thuận lợi đã được sử dụng và được xem là hợp lý để tiến hành nghiên cứu đề tài này. Lý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu này vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu.
Vì đây là nghiên cứu khám phá nên phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện là phù hợp nhất. Các bảng câu hỏi nghiên cứu sẽ được gửi trực tiếp đến người lao động từ công nhân đến cấp trưởng phòng để trả lời.
3.1.2.3. Kích thước mẫu
Một nguyên tắc chung là mẫu càng lớn thì độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao. Tuy nhiên trên thực tế thì việc lựa chọn kích thước mẫu còn phụ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng là năng lực tài chính và thời gian mà nhà nghiên cứu đó có thể có được.
Đối với đề tài này, do các giới hạn về thời gian, kích thước mẫu sẽ được xác định ở mức tối thiểu cần thiết nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của cuộc nghiên cứu. Kích thước mẫu dự kiến ban đầu là 200 theo số lượng khảo sát khoảng 50% số lượng người lao động (506 người).
Một số nhà nghiên cứu khác không đưa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết mà đưa ra tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và số tham số cần ước lượng. Tác giả Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng tỷ lệ mẫu cần khảo sát là 4 hay 5 so với tổng biến cần khảo sát. Trong đề tài này có tất cả 28 biến quan sát vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 28 x 5 = 140. Như vậy, số lượng mẫu 200 là chấp nhận được đối với đề tài nghiên cứu này.
3.1.3 Công cụ thu thập thông tin -bảng câu hỏi
Như đã trình bày trong chương 2, mô hình nghiên cứu có 7 yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại Chi nhánh SXKD thuộc Công ty Cổ phần Chăn Nuôi C.P. Việt Nam:
(1) Bản chất công việc (2) Tiền lương/thu nhập (3) Phúc lợi xã hội (4) Môi trường làm việc (5) Đồng nghiệp
(6)Cấp trên
(7)Cơ hội đào tạo và thăng tiến
Thang đo được sử dụng để đo lường các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của của người lao động tại Công ty cổ phần Chăn Nuôi C.P. Việt Nam là thang đo Likert 5. Sau khi bảng câu hỏi khảo sát được hoàn thiện, việc khảo sát sẽ được tiến hành. Bảng câu hỏi khảo sát sẽ được in ra giấy, phát cho tất cả người lao động hiện đang làm việc tại công ty tại thời điểm tiến hành khảo sát. Các trưởng phòng
ban, bộ phận, các tổ trưởng sản xuất sẽ được hướng dẫn cách trả lời để về phổ biến lại cho nhân viên trong bộ phận của mình.
Bảng câu hỏi được soạn theo các Bảng 2: Các chỉ số cấu thành các yếu tố ảnh hưởng sự thỏa mãn công việc ở chương 2. Tất cả các biến quan sát trong các thành phần đều sử dụng thang đo Likert 5 bậc với lựa chọn số 1 nghĩa là hoàn toàn không đồng ý với phát biểu và lựa chọn số 5 là hoàn toàn đồng ý với phát biểu. Nội dung các biến quan sát trong các thành phần được hiệu chỉnh cho phù hợp với đặc thù tại Công ty Cổ phần Chăn Nuôi CP Việt Nam.
Nội dung của bảng câu hỏi khảo sát ban đầu sẽ được sửa chữa, bổ sung sau phần nghiên cứu định tính.
3.1.4 Đánh giá thang đo
Một thang đo được coi là có giá trị khi nó đo lường đúng cái cần đo. Hay nói cách khác đo lường đó vắng mặt cả hai loại sai lệch: sai lệch hệ thống và sai lệch ngẫu nhiên. Điều kiện cần để một thang đo đạt giá trị là thang đo đó phải đạt độ tin cậy, nghĩa là cho cùng một kết quả khi đo lặp đi lặp lại.
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại (internal connsistentcy) thông qua hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng (item-total correclation).
Hệ số Cronbach Alpha:
Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng-Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Vì vậy đối với nghiên cứu này thì Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là chấp nhận được do các khái niệm nghiên cứu là mới đối người trả lời.
Hệ số tương quan biến tổng (item-total correclation)
Hệ số tương quan biển tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Hoàng Trọng-Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008) các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được
coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo. Nghiên cứu này cũng sẽ loại những biến có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3.
3.2 NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai phương pháp: định tính và định lượng.
3.2.1 Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Phương pháp này được thực hiện theo phương pháp tham khảo ý kiến của nhóm từ các bảng câu hỏi mẫu theo những thang đo dự kiến để đánh giá sự thỏa mãn của người lao động tại công ty, bổ sung, sửa đổi, khảo sát thử 10 người.
Các thông tin cần thu thập: Xác định xem những người được hỏi ý kiến hiểu về nhu cầu của người lao động đối với công ty và theo họ, các yếu tố nào làm tác động đến sự thỏa mãn trong công việc.
Đối tượng tham khảo ý kiến: các bạn trong nhóm học văn bằng hai, các nhân viên và trưởng phòng nhân sự, các trưởng phòng ban trong công ty và các đồng nghiệp hiện tại đang làm việc tại công ty và đã nghỉ việc.
Bảng câu hỏi trước khi phát hành sẽ được tham khảo ý kiến của nhóm và thu thập thử để kiểm tra cách thể hiện và ngôn ngữ trình bày.
3.2.2 Nghiên cứu định lượng
3.2.2.1. Thang đo
Sau khi nghiên cứu định tính, bảng câu hỏi chính thức được dùng trong nghiên cứu định lượng được mô tả và mã hóa theo bảng sau.
Nội dung của bảng câu hỏi gồm 2 phần:
Phần 1: Các thang đo định lượng được thiết kế theo 7 yếu tố thỏa mãn công việc gồm 28 câu hỏi (biến khảo sát), mỗi yếu tố sẽ có 4 câu hỏi (biến khảo sát) chi tiết
Phần 2: Các thang đo định tính theo các đặc trưng cá nhân người lao động được khảo sát bao gồm các đặc trưng về “phòng ban công tác”, “chức vụ”, “trình độ”, “giới tính”, “độ tuổi” và “thâm niên công tác”.
Các biến định lượng từ số 29 đến 36 là dữ liệu thứ cấp được thống kê từ các dữ liệu thu thập liên quan đến sự thỏa mãn chung và sự thỏa mãn theo từng nhóm yếu tố
(phiếu khảo sát chính thức được trình bày trong Phụ Lục A của khóa luận này)
Bảng 3: Thang đo và mã hóa thang đo
Các thang đo Mã hóa
PHẦN 1: Các thang đo định lượng
Bản chất công việc Y1
1. Công việc của Anh/Chị đang làm rất thú vị Y1.1
2. Khi công việc hoàn thành tốt sẽ được công ty rất hoan nghênh Y1.2 3. Công việc Anh/Chị đang làm cho phép sử dụng tốt các năng lực cá nhân Y1.3
4. Anh/Chị hiểu rõ về công việc mình đang làm Y1.4
Lương/thu nhập Y2
5. Mức lương của Anh/Chị đang hưởng là phù hợp với kết quả làm việc Y2.1 6. Anh/Chị thường được tăng lương theo định kỳ của công ty Y2.2 7. Anh/Chị có thể sống dựa hoàn toàn vào thu nhập từ công ty Y2.3
8. Tiền lương, thu nhập được trả công bằng Y2.4
Phúc lợi xã hội Y3
9. Công ty thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tốt Y3.1 10. Công ty có chế độ nghỉ bệnh, nghỉ phép thuận lợi cho Anh/Chị Y3.2 11. Anh/Chị hài lòng về chế độ tiền thưởng và các khoản trợ cấp của công ty Y3.3 12. Các phúc lợi từ công ty phù hợp với nhu cầu của Anh/Chị Y3.4
Môi trường làm việc Y4
13. Môi trường làm việc của Anh/Chị không bị áp lực Y4.1
14. Các phương tiện, công cụ làm việc được trang bị rất đầy đủ Y4.2 15. Điều kiện nơi làm việc của Anh/Chị rất an toàn và thuận lợi Y4.3 16. Công việc ổn định, không lo lắng phải mất việc làm Y4.4
Mối quan hệ với đồng nghiệp Y5
17. Mối quan hệ giữa Anh/Chị và các đồng nghiệp rất tốt Y5.1 18. Anh/Chị và các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt Y5.2 19. Anh/Chị cảm thấy được trau dồi chuyên môn khi làm việc với đồng Y5.3 20. Anh/Chị luôn được nhận được sự chia sẻ những vấn đề cá nhân từ các Y5.4
Mối quan hệ với đồng nghiệp Y6
21. Cấp trên của Anh/Chị có tác phong lịch sự, dễ giao tiếp Y6.1 22. Cấp trên của Anh/Chị khuyến khích cấp dưới tham gia vào những quyết Y6.2 23. Anh/Chị thường xuyên được sự hỗ trợ của cấp trên khi cần thiết Y6.3 24. Anh/Chị được cấp trên đối xử công bằng, không phân biệt Y6.4
Cơ hội đào tạo và thăng tiến Y7
25. Anh/Chị được biết những điều kiện để được thăng tiến Y7.1
26. Công ty tạo cho Anh/Chị nhiều cơ hội thăng tiến Y7.2
27. Anh/Chị được cung cấp những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc Y7.3 28. Công ty của Anh/Chị rất chú trọng đến công tác đào tạo nhân viên Y7.4
Bảng 3: Thang đo và mã hóa thang đo(tiếp theo)
Các thang đo Mã hóa
PHẦN 1: Các thang đo định lượng
29. Mức thỏa mãn chung Y8
30. Mức thỏa mãn trung bình theo yếu tố “bản chất công việc” Y1.TB 31. Mức thỏa mãn trung bình theo yếu tố “lương/thu nhập” Y2.TB
32. Mức thỏa mãn trung bình theo yếu tố “phúc lợi” Y3.TB
33. Mức thỏa mãn trung bình theo yếu tố “môi trường làm việc” Y4.TB 34. Mức thỏa mãn trung bình theo yếu tố “đồng nghiệp” Y5.TB
35. Mức thỏa mãn trung bình theo yếu tố “cấp trên” Y6.TB
36. Mức thỏa mãn trung bình theo yếu tố “đào tạo và thăng tiến” Y7.TB
PHẦN 2: Các thang đo định tính
Phòng ban công tác Phong_ban
Sản xuất 1 Nhân sự 2 QA&QC 3 Kho 4 Kỹ thuật 5 Kinh doanh và bán hàng 6 Thu mua 7 Vi tính 8 Kế hoạch 9 Kế toán, tài chính 10
SHE & ISO/HACCP 11
Dự án 12 Chức vụ Chuc_vu Công nhân 1 Nhân viên 2 Trưởng bộ phận 3 Trưởng phòng 4 Trình độ Trinh_do Lao động phổ thông 1 Trung cấp 2 Cao đẳng 3 Đại học 4 Giới tính Gioi_tinh Nam 1 Nữ 2
Bảng 3: Thang đo và mã hóa thang đo(tiếp theo)
Các thang đo Mã hóa
PHẦN 2: Các thang đo định tính Độ tuổi Tuoi Từ 18 đến 25 1 Từ 26 đến 30 2 Từ 31 đến 35 3 Trên 35 4
Thâm niên công tác Tham-nien
Dưới 1 năm 1
Từ 1 đến 3 năm 2
Từ 4 đến 7 năm 3
Trên 7 năm 4
3.2.2.2. Tiến hành khảo sát
Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua việc phát phiếu khảo sát đến người lao động hiện đang làm việc cho Công ty cổ phần Chăn Nuôi CP Việt Nam thông qua bảng câu hỏi chi tiết.
Thời gian khảo sát: Từ ngày 15 tháng 03 đến ngày 07 tháng 4 năm 2010 Tổng số phiếu khảo sat được phát ra: 250
Số phiếu dự kiến thu về: 200
3.2.3 Kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê
Để thực hiện công việc thống kê và phân tích các dữ liệu thu thập được, phần mềm SPSS 16.0 được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của thang đo lẫn thực hiện các thống kê suy diễn. Các thống kê cũng được mô tả thêm bằng Microsoft Excel với mục đích tạo hình thức dễ nhìn hơn giao diện của SPSS.
3.2.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Một trong những mục tiêu của đề tài này là xây dựng và kiểm định độ tin cậy của các thang đo của từng yếu tố của sự thỏa mãn công việc.
Cronbach’s alpha sẽ kiểm tra độ tin cậy của các biến. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi thang đo.
3.2.3.2. So sánh sự thỏa mãn chung trong công việc theo các đặc trưng cá nhân
Kiểm định Independent samples T-Test và kiểm định One-way ANOVA được sử dụng để thực hiện sự so sánh này.
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ trình bày kết quả phân tích bao gồm: (1) Mô tả dữ liệu thu được; (2) Đánh giá độ tin cậy của thang đo; (3) Kiểm định sự thỏa mãn chung trong công việc theo các đặc trưng cá nhân (phòng ban công tác, chức vụ, trình độ, giới tính, độ
tuổi và thâm niên công tác).
4.1 DỮ LIỆU THU THẬP ĐƯỢC
Tổng số bảng câu hỏi phát ra là 250 trên tổng số 506 người lao động hiện đang làm việc tại công ty (không tính đến các nhân viên thị trường với số lượng 151 người) tính đến thời điểm ngày 07/04/2010.
Tổng số bảng câu hỏi khảo sát thu về là 220.
Sau khi kiểm tra, có 11 bảng không đạt yêu cầu bị loại ra (chủ yếu do thông tin trả lời không đầy đủ hoặc chọn hơn một trả lời).
Như vậy tổng số đưa vào phân tích, xử lý là 209 bảng câu hỏi có phương án trả lời hoàn chỉnh. Cơ cấu dữ liệu:
Bảng 4.1 Cơ cấu về “phòng ban công tác” của mẫu
(xem chi tiết theo phân tích SPSS ở bảng C-1 và C-2 Phụ Lục C.1)
STT Tên phòng ban Số mẫu Tỉ lệ % Tỉ lệ % hợp lệ % Tích lũy
1 Sản xuất 84 40.2 40.2 40.2 2 Nhân sự 11 5.3 5.3 45.5 3 QA&QC 30 14.4 14.4 59.8 4 Kho 10 4.8 4.8 64.6 5 Kỹ thuật 28 13.4 13.4 78.0 6 Kinh doanh và bán hàng 13 6.2 6.2 84.2 7 Thu mua 5 2.4 2.4 86.6 8 Vi tính 1 .5 .5 87.1 9 Kế hoạch 2 1.0 1.0 88.0 10 Kế toán, tài chính 12 5.7 5.7 93.8