ĐẶC ĐIỂM ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA CƯ DÂN ÓC EO 3.1 Tín ngưỡng, tôn giáo

Một phần của tài liệu Luan an. (9-11-2015) (Trang 112 - 113)

- Các khu xưởng chế tác thủ công

ĐẶC ĐIỂM ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA CƯ DÂN ÓC EO 3.1 Tín ngưỡng, tôn giáo

3.1. Tín ngưỡng, tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo là một vấn đề thuộc về lĩnh vực tâm linh, vô cùng nhạy cảm. Theo GS, TS Ngô Đức Thịnh:

Tín ngưỡng, tôn giáo là một bộ phận của đời sống văn hóa tinh thần con người mà ở đó, con người cảm nhận được sự tồn tại của các vật thể, lực lượng siêu nhiên, mà những cái đó chi phối, khống chế con người, nó nằm ngoài giới hạn hiểu biết của con người hiện tại; sự tồn tại của các phương tiện biểu trưng giúp con người thông quan với các thực thể, các sức mạnh siêu nhiên đó; đó là chất kết dính, tập hợp con người thành một cộng đồng nhất định và phân định với cộng đồng khác. Tất cả những niềm tin, thực hành và tình cảm tôn giáo, tín ngưỡng trên đều sản sinh và tồn tại trong một môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa mà con người đang sống, theo cách suy nghĩ và cảm nhận của nền văn hóa đang chi phối họ [133, tr.10].

Như vậy, để hiểu được một nền văn hóa thì việc nghiên cứu đời sống tâm linh của cộng đồng, dân tộc đó là rất quan trọng. Nhưng để có thể nhận biết được tất cả ý nghĩa, niềm tin và cách thức thờ cúng của họ, đặc biệt là đối với đời sống tinh thần của một xã hội mà cư dân của nó đã biến mất một cách bí ẩn, chỉ để lại những dấu vết đã bị chôn vùi dưới lòng đất hơn 1000 năm như văn hóa của cư dân Óc Eo là một điều không dễ dàng.

Tuy nhiên, những hiện vật sẽ là chứng cứ phản ánh trung thực nhất về các vấn đề của quá khứ. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu, lý giải các hiện vật như: lá vàng, tượng thờ, bùa đeo… của cư dân Óc Eo sẽ giúp chúng ta hiểu biết thêm đời sống tinh thần của cư dân thời bấy giờ. Trong hàng ngàn di vật văn hóa Óc Eo có đến hàng trăm các loại phù điêu, tượng tròn với các chất liệu đồng, đá, gỗ, đất nung... Điều đó cho thấy, đời sống tinh thần của cư dân văn hóa Óc Eo rất phong phú, đa dạng.

Qua những di vật như tượng thờ và các bản văn minh thu thập được trong di tích văn hóa Óc Eo, cho thấy, thời kỳ này, tín ngưỡng, tôn giáo đã phát triển mạnh

mẽ và chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống của mọi tầng lớp người dân nơi đây. Ngoài những tín ngưỡng bản địa phổ biến ở Đông Nam Á như tín ngưỡng phồn thực, sùng bái tự nhiên… thì Hindu giáo và Phật giáo là hai tôn giáo du nhập vào vùng đất này khá sớm, đã được các tầng lớp cư dân vùng TNB tiếp nhận, tin tưởng và tôn thờ.

Một phần của tài liệu Luan an. (9-11-2015) (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w