Các nghề thủ công

Một phần của tài liệu Luan an. (9-11-2015) (Trang 92 - 105)

- Các khu xưởng chế tác thủ công

2.2.2. Các nghề thủ công

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, các nghề thủ công của cư dân Óc Eo ở miền TNB cũng là một hoạt động khá phát triển. Qua những di vật như các công cụ sản xuất, các loại sản phẩm, đồ trang sức… cho thấy, trong thời đại Óc Eo, các ngành nghề thủ công đã rất đa dạng, phong phú như: nghề làm gốm, làm gạch, dệt, mộc, điêu khắc tạc tượng, luyện kim, kim hoàn, chế biến thuỷ tinh…

2.2.2.1. Nghề làm đất nung

- Nghề sản xuất gốm: Đồ gốm là di vật quan trọng, được tìm thấy nhiều

nhất trong văn hóa Óc Eo. Các sản phẩm bằng gốm gắn liền với đời sống sinh hoạt thường nhật của cư dân nơi đây, cũng như phản ánh nhiều mặt đời sống văn hóa - xã hội của con người trong từng giai đoạn tồn tại và phát triển trên vùng đất này.

Các di vật gốm có mặt hầu hết trong các di tích thuộc văn hóa Óc Eo ở ĐBSCL, nhưng nhiều nhất là trong các di tích cư trú và các ngôi mộ táng. Qua các cuộc khai quật, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều dấu vết của lò sản xuất gốm và khuôn sản xuất đồ gốm, dụng cụ làm gốm như bàn xoa [PL2.3, h.1-4, tr.202], bàn dập, trụ của bàn xoay và nhiều bán thành phẩm ở một số di tích như: Óc Eo (Ba Thê), Cạnh Đền, Nền Vua (Kiên Giang), Gò Tháp... Tại khu di tích Gò Tháp, “lần đầu tiên thuộc văn hóa Óc Eo phát hiện được khuôn làm nắp vung. Nó cho thấy chắc chắn tại khu di tích này, đồ gốm được sản xuất tại chỗ” [95, tr.120]. Một số nơi cũng đã tìm thấy những “sàn đất nung cứng” được đoán định dấu vết của hiện trường nung đồ gốm theo kiểu “lộ thiên” [2, tr.133] như ở di tích Gò Đế, Gò Hàng (Long An).

Về chất liệu: Kết quả nghiên cứu cho thấy, đồ gốm thuộc giai đoạn Óc Eo được chế tác từ đất sét xuất phát từ sự phân huỷ của các loại đá hoa cương trong vùng và những chất liệu có nguồn gốc phù sa, xương gốm khá mịn, gốm màu đỏ hay nâu hồng hoặc xám đen, trừ các chén nhỏ và nồi nấu kim loại cứng chắc như sành do xương gốm pha nhiều sạn sỏi nên có màu xám. Đồ gốm trong văn hóa Óc Eo có cả gốm thô và gốm mịn.

Về kỹ thuật sản xuất: Đồ gốm trong văn hóa Óc Eo có sự phát triển về kỹ thuật, cũng như chủng loại, tuy nhiên, quy trình sản xuất như thế nào đến nay vẫn

chưa xác định được đầy đủ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, nguyên liệu chủ yếu được khai thác tại địa phương, với kỹ thuật nung ngoài trời. Theo kết quả phân tích thành phần hoá học của đồ gốm ở đây cho thấy: loại đất để làm gốm đều là đất sét pha cát có nguồn gốc phù sa, tuỳ từng loại mà người ta cho các phụ gia khác nhau. Chẳng hạn, những dụng cụ dùng để nấu nướng thường trộn nhiều cát thô; còn những đồ gốm gia dụng đều làm từ đất sét khá thuần lại được lọc kỹ, chế tạo bằng bàn xoay kết hợp dải cuộn, xương gốm rất mịn và chắc. Gốm thường có màu trắng ngà, hồng nhạt hay nâu đỏ. Loại hình phổ biến là các kiểu hũ, bình, nắp lõm, cốc chân cao… đặc biệt là loại bình ấm có vòi và nắp hình tháp được coi là đặc trưng của đồ gốm trong văn hóa Óc Eo. Đồ gốm Óc Eo thường được nặn tay, bàn xoay, dập khuôn và dải cuộn. Trong đó, kỹ thuật bàn xoay là phổ biến nhất.

Như vậy, nghề gốm ở vùng ĐBSCL những thế kỷ đầu Công nguyên đã rất phát triển, nó được coi là một trong những nghề phát triển nhất trong văn hóa Óc Eo.

- Nghề làm gạch, ngói: Để phục vụ cho việc xây dựng các đền tháp và công

trình kiến trúc có quy mô lớn, việc sản xuất vật liệu xây dựng đã trở thành một nghề quan trọng trong đời sống của cư dân Óc Eo.

Làm gạch: Là nghề có thể chỉ mới xuất hiện vào khoảng đầu Công nguyên với sự du nhập của văn minh Ấn Độ. Đây là loại vật liệu chính được dùng để xây dựng các công trình kiến trúc tôn giáo, mộ táng... trong văn hóa Óc Eo ở khắp các tỉnh miền TNB. Số lượng gạch nung xuất hiện trong văn hóa Óc Eo rất nhiều, quy mô của các kiến trúc bằng gạch lớn, thậm chí khá đồ sộ. Theo tư liệu khảo cổ học, những viên gạch được sử dụng trong xây dựng kiến trúc Óc Eo được chế tác tại chỗ với loại đất sét bản địa, nhưng theo tiêu chuẩn của gạch Ấn Độ: chiều dài gấp hai lần chiều rộng và gấp bốn lần bề dày. Nó chỉ tiếp thu về mặt hình thức cũng như kỹ thuật làm gạch của người Ấn Độ chứ không phải là gạch ngoại nhập. Gạch thời kỳ này được làm từ loại đất sét pha cát mịn, có trộn các loại phụ gia như vỏ trấu, bột gạch, cát; có các màu đỏ gạch, đỏ nhạt, xám vàng hay xám trắng; kích thước khá lớn, có những viên kích thước 40cm x 20cm x 10cm [17, tr.384-385].

Nghề sản xuất ngói: Song song với nghề làm gạch, nghề làm ngói ở vùng ĐBSCL xuất hiện rất sớm. Đây là hiện vật được tìm thấy khá nhiều trong một số di

tích như: Óc Eo - Ba Thê, Gò Tháp, Bầu Xã Keo, Gò Thành… Ngói có nhiều loại khác nhau, có thể thấy loại ngói hình thang, sắp nóc, lá đề, nửa lá đề, hình lòng máng cạn, hình chữ U, chữ L, hình chữ nhật… ở nhiều nơi trong các di tích kiến trúc thời kỳ Óc Eo. Nghề làm ngói tuy không phải là nghề phổ biến ở vùng ĐBSCL thời kỳ Óc Eo, nhưng cũng khá phát triển với nhiều kiểu dáng khác nhau, kỹ thuật đã phổ biến dùng khuôn kết hợp với tay. Chúng có những nét đặc trưng, gắn liền với điều kiện và văn hóa, kỹ thuật tại chỗ ở vùng sông nước miền TNB những thế kỷ đầu Công nguyên.

Mặc dù, mới du nhập nhưng có thể nói, nghề sản xuất gạch ngói ở ĐBSCL những thế kỷ đầu Công nguyên đóng vai trò khá quan trọng và phát triển một cách nhanh chóng theo nhu cầu phát triển của nền văn minh đô thị lúc bấy giờ. Nghề này ra đời nhằm phục vụ các công trình xây dựng thành quách, kiến trúc đền đài, nhà cửa và lăng tẩm… Với trình độ sản xuất vật liệu xây dựng, mà cụ thể là sản xuất gạch ngói đạt kỹ thuật cao nên người Óc Eo có thể sản xuất được các loại gạch đặc chủng với kích thước cực lớn nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật [1, tr.285].

2.2.2.2. Nghề chế tác đá

Chế tác đá là một nghề thủ công truyền thống, vô cùng quan trọng trong đời sống của cư dân Óc Eo, đáp ứng nhu cầu của con người trong đời sống sản xuất vật chất cũng như đời sống tinh thần xã hội. Trong các di tích thuộc văn hóa Óc Eo, sản phẩm bằng đá được tìm thấy khá phổ biến, nhiều nhất là trong các kiến trúc đền đài, sinh hoạt tôn giáo và cả trong sinh hoạt hàng ngày.

Chế tác đồ đá gia dụng: các sản phẩm đá dùng trong sinh hoạt hàng ngày đã suy giảm nhiều, không còn phổ biến trong đời sống xã hội của cư dân Óc Eo. Những công cụ bằng đá đã được thay thế bằng công cụ bằng sắt, đồng. Các vật dụng sinh hoạt bằng đá dường như chỉ gồm có các loại cối, chày, trục quay, lăn, bàn nghiền…, trong đó, chày nghiền là phổ biến nhất. Nó được sử dụng trong việc “nghiền các loại dược liệu (hạt, quả, củ) hoặc nghiền bột màu để tô vẽ các tượng” [2, tr.135]. Nhìn chung, nghề làm đá chuyên sản xuất đồ đá gia dụng thời kỳ này không phát triển, chỉ phần nào giữ được vai trò của mình trong một số lĩnh vực công cụ sản xuất thủ công.

Chế tác đá xây dựng: Bên cạnh nghề làm gạch ngói, nghề làm đá xây dựng thời kỳ này cũng rất phát triển. Tại di tích Ba Thê, Giồng Cát, Gò Tháp phát hiện các hòn đá lớn có vết gia công, một số phiến đá được đẽo gọt, trang trí khá đẹp; những cột đá lớn vuông cạnh có mộng, chốt để nối theo chiều cao ở Gò Tháp [11, tr.380]; những cột trụ bằng đá chạm khắc hoa văn được tìm thấy khắp các tỉnh miền TNB [PL2.5, h.9-11, tr.212]. Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy rất nhiều những tấm mi cửa [PL2.5, h14-16, tr.213] và mảnh trang trí kiến trúc trong các di tích văn hóa Óc Eo. Nó được làm bằng loại đá sa thạch, đa số bị vỡ theo thời gian. Điều này cho thấy, kiến trúc đền tháp thời kỳ Óc Eo rất phát triển, có quy mô lớn, nguyên liệu xây dựng chủ yếu bằng gạch và đá, dấu tích để lại nay chỉ còn là nền móng.

Ngoài ra, nhóm thợ chuyên chế tác tượng đá, làm đồ trang sức bằng đá… cũng rất phát triển ở thời kỳ này. Tuy nhiên, nhóm thợ chuyên chế tác những sản phẩm này đã đạt đến trình độ điêu khắc nghệ thuật, nên có thể xếp vào nghề điêu khắc và làm đồ trang sức.

Như vậy, trên thực tế, thời kỳ Óc Eo, nghề chế tác đá đã chuyển sang bước ngoặt mới trước sự phát triển của kim loại. Trong thời kỳ này, những công cụ đá gần như đã mất hẳn, ngoại trừ một số đồ đá mà đồ kim loại không thể thay thế được như bàn mài, bàn nghiền, bàn xoay, cối đá, khuôn đúc… Ngược lại, số lượng những vật dụng kiến trúc, tượng thờ, vật thờ bằng đá và những đồ trang sức bằng đá quý đã rất phổ biến, xâm nhập vào mọi ngõ ngách đời sống của cư dân nơi đây. Những người thợ làm nghề đá gia dụng thời kỳ này có thể đã chuyển sang làm nghề tạc tượng, gia công đồ trang sức bằng các loại đá quý và làm nghề đá xây dựng.

2.2.2.3. Nghề dệt

Nghề dệt ra đời từ rất sớm và khá phát triển, ngay từ thời kỳ đồng thau - sắt sớm ở lưu vực sông Đồng Nai và các nền văn hóa tương đương ở những khu vực khác như Đông Sơn, sớm hơn là Phùng Nguyên, đã tìm thấy nhiều dọi xe sợi bằng đất nung và dấu vết in thừng trên nhiều loại đồ gốm. Đến thời kỳ Óc Eo, cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy dấu vết của vải và khung cửi trong nền văn hóa này. Có thể do cấu tạo bằng gỗ, tre, nứa (khung cửi) và nguyên liệu dệt từ thiên nhiên (vải) dễ bị phân huỷ theo thời gian, vì vậy, những di vật này không để lại dấu vết

trong các di tích. Tuy nhiên, dựa vào những phát hiện khảo cổ, có thể suy đoán, nghề dệt vải đã tồn tại và rất phát triển ở thời kỳ này.

Qua các đợt khai quật, thám sát các nhà khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều dọi xe sợi trong các di chỉ cư trú và mộ táng ở Óc Eo, Nền Chùa, Cạnh Đền, Gò Tháp, Gò Thành… Sự phát triển đáng kể về mặt số lượng dọi xe chỉ trong các di tích này cho thấy, nghề dệt đã rất phát triển. Có địa điểm tìm thấy hàng chục chiếc (tại Óc Eo L.Malleret tìm được 40 chiếc [92, tr.213]), với kiểu dáng và loại hình khác nhau như hình quả trám, bán cầu, nón cụt, cầu hai đầu dẹt [PL2.3, h20, tr.206]… Loại phổ biến nhất ở Óc Eo là hình bán cầu, kết hợp với một mặt hình nón cụt. Hầu hết chúng được làm từ loại đất sét mịn, độ nung cao, cứng chắc, được trang trí bằng những đường vòng tròn khắc chìm, đồng tâm [11, tr.386]. Với sự xuất hiện dày đặc của những chiếc dọi xe chỉ ở một số di tích như Óc Eo cho thấy, nghề dệt trong thời kỳ Óc Eo đã rất phát triển, có thể đã có sự chuyên môn hoá cao, hình thành những xưởng dệt sản xuất vải cho cả xã hội lúc bấy giờ.

Đặc biệt, thời kỳ này, có thể các loại vải được dệt ra với nhiều loại dày, mỏng, kẻ ngang, kẻ sọc, kẻ ô vuông và nhiều hoa văn khác. Tại di tích Óc Eo, L.Malleret đã phát hiện được một chiếc hộp, đoán định dùng để in hoa văn trên vải. Trên chiếc hộp có khắc hình hoa tám cánh trên đường chéo và trục các ngăn hình vuông. Chiếc hộp được làm bằng đất xốp pha nhiều cát làm cho mặt hộp có độ nhám để có thể giữ được thuốc nhuộm lâu hơn [92, tr.218]. Qua đó có thể thấy, nghề dệt thời kỳ Óc Eo đã rất phát triển, việc mặc các trang phục không chỉ để che chắn mà còn là để làm đẹp. Vải có thể đã được nhuộm thành nhiều màu sắc với những hoạ tiết khác nhau.

2.2.2.4. Nghề rèn, đúc kim loại

Ngành luyện kim thời kỳ này có thể nói đã có bước phát triển, tuy nhiên sự phát triển ở đây không đồng đều giữa các ngành nghề. Các vật dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày của cư dân Óc Eo bằng kim loại như: sắt, đồng, vàng, bạc được phát hiện không nhiều. Một số đồ dùng bằng đồng, bạc, vàng được sử dụng trong nghi lễ tôn giáo, còn kim loại sắt ít thấy trong đồ gia dụng, có thể dùng để chế tạo công cụ lao động là chính.

Nghề chế tác đồ đồng: Đồ đồng ít xuất hiện trong hoạt hàng ngày của cư dân Óc Eo. Có lẽ do tác động của axit khoáng, hữu cơ, trên vùng đất ẩm phèn và những vùng có muối biển do thuỷ triều lên xuống nên những đồ dùng bằng kim loại đã bị phân huỷ theo thời gian. Cũng có thể do người dân nơi đây sử dụng các đồ đồng cũ đúc chảy để chế tác thành đồ mới vì vùng ĐBSCL hoàn toàn không có tài nguyên về kim khoáng [92, tr.223-224]. Trong đợt khai quật ở di tích Óc Eo, L.Malleret đã phát hiện những mảnh hydrocacbonat đồng mục nát, hễ đụng tay vào là rã hết [92, tr.223]. Chính vì thế mà cho đến nay, người ta chỉ mới biết đến một số vật dụng bằng đồng như lưỡi câu, mũi nhọn, lưỡi dao, búa nhỏ, giá kê đèn, đặc biệt là ba chiếc ly đồng duy nhất được tìm thấy trong di tích Lưu Cừ còn khá nguyên vẹn. Tuy nhiên, có thể khẳng định, nghề đúc đồng ở thời kỳ này đã rất phát triển, “đạt đến trình độ kỹ thuật - nghệ thuật cao” [2, tr.136]. Điều này được thể hiện qua các sản phẩm như tượng thần, tượng người, tượng thú, giá đèn, đèn… bằng đồng được tìm thấy trong các di tích thuộc văn hóa Óc Eo. Đặc biệt là giá kê đèn, đèn [PL2.2, h.2- 4, tr.200] được thiết kế với hình dáng con người, thú, chim rất độc đáo, mang giá trị nghệ thuật cao, có thể sử dụng làm đồ trang trí.

Bên cạnh các vật dụng bằng đồng, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy những dấu tích cho thấy nơi đây chắc chắn nghề luyện đồng thau đã tồn tại như khuôn đúc, các thỏi đồng to nhỏ khác nhau, miếng đồng, dây đồng… nằm rải rác trong một số di tích như Óc Eo, Định Mỹ, Lưu Cừ… Tại di tích Óc Eo và Định Mỹ, các nhà khảo cổ học còn phát hiện rất nhiều những mảnh đồng, dưới hình thức nén, có trọng lượng lên đến 50 gram hoặc những mẫu dài, mảnh dẹt, viên hình tròn… Đặc biệt, tại di tích Óc Eo, L.Malleret đã phát hiện “những chảo đúc bằng đất nung, trong đó ít ra là có một chiếc đã đựng đồng chảy, căn cứ trên vết đồng chảy còn thấy rõ trên miệng chảo và một lớp cùi cacbonat đồng còn dính ở mặt trong” [92, tr.191-292]. Hay tại di tích Cổ Sơn Tự nhà khảo cổ học Nhật Bản Nishimura Masanari đã phát hiện được chiếc khuôn đúc đồng. Những chi tiết trên khuôn đúc đồng cho thấy, nó dùng để đúc các loại công cụ có hình như chiếc rìu. Qua đó cho thấy, trong văn hóa Óc Eo nghề đúc đồng mặc dù không phát triển như ở văn hóa Đông Sơn, nhưng chắc chắn đã tồn tại và phát triển đến một mức nhất định nào đó.

Nghề chế tác đồ sắt: Cũng có nghi ngờ rằng, ở vùng ĐBSCL những thế kỷ đầu Công nguyên, người dân Óc Eo không biết đến nghề rèn đúc sắt. Nghề rèn đúc sắt và đồ sắt trong văn hóa Óc Eo ít được chú ý đến. Vì số vật dụng bằng sắt bảo tồn

Một phần của tài liệu Luan an. (9-11-2015) (Trang 92 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w