Lịch sử nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luan an. (9-11-2015) (Trang 26 - 41)

Lịch sử phát hiện và nghiên cứu nền văn hóa Óc Eo ở đồng bằng Nam Bộ không phải là một quá trình liên tục về thời gian. Nó được biết đến từ rất sớm qua các thư tịch cổ Trung Quốc. Người đầu tiên thu thập và dịch những tư liệu này chính là nhà nghiên cứu người Pháp P.Pelliot. Ông đã thu thập từ 22 tư liệu cổ Trung Quốc liên quan đến vương quốc Phù Nam. Đây là nguồn tư liệu chữ viết quý giá, các thông tin vô cùng phong phú, cho ta thấy được toàn cảnh đời sống xã hội của cư dân Phù Nam lúc bấy giờ. Hầu hết các nhà nghiên cứu sau này đều sử dụng nguồn tư liệu này để nghiên cứu, xem nó như là một công cụ hữu hiệu để tìm hiểu về vương quốc cổ đại này. Tuy nhiên, những thông tin từ các thư tịch khá phức tạp, vì có phần ghi trực tiếp qua các sứ giả, qua quan hệ bang giao, có phần ghi qua những truyền thuyết trong khu vực, những lời kể gián tiếp, hoặc người sau chép lại người trước [73, tr.178]…, không phải là những chứng cứ xác thực để xác minh nền văn minh cổ đại này.

Đến nửa sau thế kỷ XVIII đầu thế XIX, nhiều nhà nghiên cứu người Pháp và các học giả phương Tây đã phát hiện một số bia ký và thu thập hàng loạt di vật khảo cổ học có niên đại khoảng thế kỷ I đến thế kỷ X SCN ở nhiều tỉnh Nam Bộ: năm 1879, A.Corre đã lượm được một số cổ vật và thấy hai tấm bia đá khắc chữ Phạn; đến năm 1912, O.Connel đã phát hiện một pho tượng thần Vishnu khổng lồ; trong các năm 1922, 1928, 1936 Suzanne, Karpeles, Jean Bouchot, F.Fraisse, H.Parmenlier

đã lần lượt tìm thấy nhiều di tích, di vật mà phần lớn là tượng thần, linh vật thờ bằng đá, tấm đá có chạm trổ. Những di vật này chủ yếu nằm ở khu vực Ba Thê. Điều này đã phần nào chứng minh cho giả định ở vùng ĐBSCL đã từng có một vương quốc tồn tại mà thư tịch cổ Trung Quốc nhắc đến là “vương quốc Phù Nam”.

Cũng trong khoảng thời gian này, ở vùng đồng bằng miền Tây như Cạnh Đền, Tân Long, Prasat pream Loven (Gò Tháp), di tích những đường nước cổ từ Angkor Borei đến Ba Thê cũng đã được phát hiện. Chính từ những phát hiện này đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp, trong đó, nhà khảo cổ học người Pháp L. Malleret - là người có những đóng góp quan trọng trong việc phát hiện và có những nghiên cứu tiên phong cho nền văn hóa này.

Những năm sau đó (1938 - 1945), L.Malleret và các cộng sự đã tổ chức nhiều cuộc thăm dò, khảo sát, khai quật và phát hiện nhiều di tích mới ở vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Đến năm 1959 - 1963, những nghiên cứu trước đó của ông, chủ yếu là cuộc khai quật ở Óc Eo, lần lượt được giới thiệu trong 4 tập sách:

“L’archéologie du Delta du Mékong”. Tập I (1959) mô tả khá chi tiết các loại hình di tích, di vật được phát hiện ở vùng Hậu Giang. Tập II (1960) trình bày những nghiên cứu của mình về các hiện vật thu được, đặc biệt là đồ gốm. Tập III (1962) khảo cứu các loại hình đồ trang sức bằng kim loại quý, đá quý… Tập IV (1963) ngoài phần trình bày những phát hiện mới ở vùng Tiền Giang, ông còn phân tích diện mạo của nền văn minh Óc Eo ở vùng ĐBSCL. Công trình này (4 tập) đã công bố những phát hiện, mở ra hướng nghiên cứu mới cho các nhà khoa học. Nhiều dấu vết kiến trúc bằng gạch, bằng đá; nhiều cọc gỗ, nhà sàn; nhiều di vật bằng gốm, đất nung, đá, đồng, chì, thiếc, vàng, bạc, đá quý, thuỷ tinh…; nhiều tàn tích thực vật, xương cốt động vật nằm trong hai lớp cư trú khác nhau, ở độ sâu từ 0,60 - 2,20m đã được L.Malleret phân tích, từ đó đưa ra nhận định: Óc Eo là một đô thị có hoạt động mậu dịch, thương mại - là một thành phố cảng có vị trí quan trọng về kinh tế, văn hóa và chính trị. Tại địa điểm di tích Óc Eo đã có một quá trình cư trú lâu dài và đây được coi là một cảng biển quốc tế đặc biệt phát triển lúc bấy giờ. Thông qua các hiện vật, nội dung của tập sách đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến đời sống của cư dân Óc Eo. Tuy nhiên, tập sách chủ yếu trình bày những phát hiện khảo

cổ ở vùng châu thổ sông Cửu Long trong vòng mấy chục năm trước đó. Còn rất nhiều vấn đề mang tính chất khoa học về nền văn hóa này chưa được làm rõ như phạm vi phân bố, đặc điểm, nội dung, quá trình phát triển và suy vong của văn hóa Óc Eo. Vấn đề cuội nguồn và mối liên hệ của văn hóa Óc Eo với vương quốc Phù Nam, Chân Lạp và Chămpa… vẫn cần chúng ta tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu.

Từ sau các hoạt động nói trên của các nhà khảo cổ người Pháp, vì chiến tranh và các lý do khác nhau nên trong vài thập niên sau đó, không có một cuộc khai quật, nghiên cứu nào về văn hóa Óc Eo ở vùng TNB. Các công trình nghiên cứu trước đó chỉ mang tính chất mô tả, giới thiệu, giải thích sơ lược dưới nhiều giác độ khác nhau về nền văn hóa Óc Eo ở miền TNB, là hướng gợi mở cho các công trình nghiên cứu tiếp theo, chưa đi sâu vào phân tích từng khía cạnh và minh định một cách có hệ thống về nền văn hóa này.

Sau năm 1975, khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước hoà bình thống nhất, việc nghiên cứu các nền văn hóa cổ trong cả nước được nhiều cơ quan khoa học, cơ quan quản lý nhà nước và các nhà khoa học, các cuộc hội thảo đặc biệt quan tâm. Không ít nghiên cứu sinh chọn những vấn đề có liên quan đến nền văn hóa Óc Eo làm đề tài nghiên cứu của luận án. Có nhiều NXB, tạp chí khoa học đã đăng tải những công trình nghiên cứu của các tác giả viết về văn hóa Óc Eo như Đào Linh Côn, Lê Xuân Diệm, Võ Sĩ Khải, Lê Thị Liên, Nguyễn Thị Hậu, Bùi Phát Diệm, Đặng Văn Thắng…; một số cơ quan quản lý nhà nước, viện nghiên cứu chuyên ngành cũng đã triển khai nghiên cứu các đề tài, dự án cấp Nhà nước, cấp bộ như Viện Khảo cổ học, Viện KHXH tại TP.HCM… Đến nay, có thể cho rằng, đã có hàng trăm công trình nghiên cứu liên quan đến từng mặt của văn hóa Óc Eo, trong đó, chủ yếu là của các nhà khảo cổ học nghiên cứu về các di tích, di vật đang nằm sâu dưới lòng đất. Bức tranh về vương quốc Phù Nam và nền văn minh Óc Eo ngày càng hiện ra một cách rõ ràng hơn.

- Nghiên cứu về đời sống văn hóa vật chất của văn hóa Óc Eo

Về lương thực, thực phẩm: Đã được một số tác giả nhắc đến qua việc phát hiện dấu tích lúa gạo và các loại xương động vật trong các di tích cư trú. Trong một bài viết, Võ Sĩ Khải đã đề cập đến, Óc Eo “là một xã hội nông nghiệp trồng lúa

nước, lương thực chính hiển nhiên là cơm. Thức ăn gồm cả các loại thịt rừng, hải sản và thú nuôi (tôm, cá, sò, ốc, trâu, bò, hươu, nai, lợn rừng, lợn nhà, chó và cả voi), các loại rau củ (dừa, trám, củ năng...)” [65, tr.399]. Trong một nghiên cứu khác, tác giả cùng với Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn cũng đã khẳng định việc “phát hiện dấu vết của nhiều cánh hoa, cọng hoa và lá cây tương đối còn nguyên dạng” và hàng chục tiêu bản xương răng động vật như: “lợn rừng, lợn nhà, hươu đầm lầy, voi, trâu, bò, cá sấu, cá, rùa, chuột...” [26, tr.429].

Tuy nhiên, trong những công trình này, các tác giả chỉ đề cập đến các dấu tích lúa gạo, di cốt động vật, các loại rau củ... dưới dạng báo cáo khảo cổ học hoặc là những phát hiện mới về mặt khảo cổ học. Đây sẽ là những cứ liệu xác thực nhất mà luận án kế thừa nhằm làm rõ những đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của cư dân Óc Eo ở miền TNB.

Về trang phục, theo Võ Sĩ Khải, trang phục của cư dân Óc Eo có sự khác biệt, tuỳ theo tầng lớp trong xã hội mà có những cách mặc khác nhau “phụ nữ mặc váy dài, phần trên để trần hoặc phủ kín; đàn ông đóng khố ngắn, phần trên để trần, cả nam lẫn nữ đều đeo nhiều đồ trang sức, bùa đeo” [149, tr.399]. Theo các tác giả Lê Thị Liên [85], Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải [26], có thể nhận biết trang phục trong xã hội Óc Eo thông qua các tượng người, tượng thần và tượng Phật. Tượng nam thần và nữ thần đều có trang phục tương đối giống nhau: đầu đội mũ, phần trên cơ thể để trần, phía dưới quấn sampot (nam) hay mặc váy (nữ) và đeo thắt lưng. Với tượng Phật, tác giả chia làm hai loại trang phục: Loại thứ nhất khoác áo cà sa hở một bên vai; loại thứ hai khoác áo cà sa kín hai vai, dài đến mắt cá chân. Như vậy, qua những di vật tìm thấy ở các di tích cư trú, di tích kiến trúc văn hóa Óc Eo như các pho tượng người, tượng thần, tượng Phật và các hình vẽ trên một số di vật khác các tác giả đã đưa ra những nhận định về trang phục của cư dân Óc Eo. Tuy nhiên, những nhận định này chỉ được các tác giả nhắc đến một cách khái quát trong quá trình phân tích các di vật. Tác giả luận án dựa vào các báo cáo khảo cổ, những nhận định của các tác giả đi trước về trang phục của các vị thần, phật để phân tích các loại trang phục của cư dân Óc Eo, thông qua đó làm rõ thái độ ứng xử của con người với môi trường tự nhiên vùng TNB những thế kỷ đầu Công nguyên.

Về cư trú, các tác giả Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải [26] đã lần lượt liệt kê các di chỉ cư trú, kiến trúc tôn giáo, mộ táng trong văn hóa Óc Eo. Theo các tác giả, cư dân Óc Eo chủ yếu sống trên nhà sàn, có một số dấu vết của kiến trúc gạch ngói, nhưng đó có thể là kiến trúc của các đền thờ. Tác giả Lê Thị Liên cũng cho rằng, “kiến trúc nhà sàn là một trong những hình thức cư trú của cư dân Óc Eo” còn cấu trúc kiên cố chủ yếu ở “trên gò hoặc vùng cao, dấu vết kiến trúc chỉ được nhận thấy qua các mảnh gạch vỡ trong tầng văn hóa hoặc trên bề mặt” [80, tr.437- 442]. Còn theo Võ Sĩ Khải, cư dân Óc Eo sống chủ yếu trên nhà sàn hoặc thuyền bè, chỉ có những ngôi đền, chùa mới được xây dựng kiên cố [149, tr.400]. Cũng trên quan điểm cư dân Óc Eo cư trú trên nhà sàn, Huỳnh Công Bá cho rằng, “cư trú trên nhà sàn là một truyền thống lâu đời” và họ còn biết “đắp đất thành các gò rộng hàng hécta làm nền móng cho kiến trúc đền thờ hay khu mộ táng” [1, tr.288].

Những công trình này đã đề cập đến một số hình thức cư trú của cư dân Óc Eo như: cư trú trên nhà sàn, thuyền bè và nền gạch. Tuy nhiên, nó chỉ dừng lại ở việc nêu lên một cách sơ lược về các hình thức cư trú, chứ chưa đi sâu phân tích, lý giải tại sao cư dân Óc Eo lại chọn những hình thức cư trú này. Trên cơ sở các công trình đi trước, tác giả luận án sẽ kế thừa, làm rõ hơn về mô hình cư trú, các hình thức cư trú và thái độ ứng xử của con người đối với môi trường tự nhiên mà họ đang sinh sống thông qua việc lựa chọn các hình thức cư trú thích hợp với môi trường sống.

Về giao thông, Các tác giả Võ Sĩ Khải [65], Đào Linh Côn [14] đều cho rằng, cư dân Óc Eo đi lại bằng cả đường thuỷ (đường biển, đường sông và các kênh đào) lẫn đường bộ (sử dụng các loài voi, ngựa và có thể cả trâu bò). Các tác giả khẳng định rằng, giao thông đường sông và đường biển trong thời đại Óc Eo khá phát triển và đóng vai trò thiết yếu trong việc giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các vùng trong khu vực với nhau. Đặc biệt, theo Bùi Phát Diệm, chức năng của hệ thống kênh đào không chỉ là tiêu, thoát nước cho đồng bằng ngập nước mà còn phục vụ rất hữu hiệu cho việc đi lại. Người ta còn “thiết kế nhiều con tàu có thể di chuyển trên chính những dòng kênh đó” [152, tr.363].

Trong một công trình khác [148], Dương Văn Truyện, Võ Sĩ Khải, Lưu Nghĩa cho rằng, những di chỉ khảo cổ học thuộc văn hóa Óc Eo phần lớn được phân

bố ở các điểm tụ, đầu mối của những tuyến giao thông và được nối liền với nhau bằng những đường nước cổ tạo thành một hệ thống đường thuỷ rộng lớn trên phần châu thổ phía nam sông Hậu.

Về phương tiện giao thông, hiện nay, 3 di tích văn hóa Óc Eo đã tìm thấy dấu tích thuyền gỗ. Đó là địa điểm Xoa Ảo, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Tại đây, Phan Thanh Toàn và các đồng nghiệp ở BTKG đã phát hiện phần mũi thuyền gỗ, đầu mũi thuyền có xích và neo sắt, trong thuyền tìm thấy khá nhiều gốm Óc Eo và tiền Óc Eo. Do chưa khai quật nên di tích tại thời lấp lại [139, tr.706-708]. Phát hiện thuyền thứ hai ở Giàn Gừa, Kiến Lương, Kiên Giang và thứ ba là ở xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Những phát hiện này được Nguyễn Quốc Mạnh, khoa Khảo cổ, trường Đại học KHXH Tp. Hồ Chí Minh công bố trong các bài báo cáo khảo cổ học.

Những phát hiện và các công trình nghiên cứu này sẽ là gợi ý quan trọng, là chứng cứ xác thực để chúng tôi mạnh dạn đưa ra những lý giải của mình trong vấn đề đi lại của cư dân Óc Eo.

Về các ngành sản xuất, thông qua những di vật phát hiện được có thể thấy, các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đặc biệt phát triển.

Các tác giả đều cho rằng, nông nghiệp có vị trí, vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của cư dân Óc Eo, đặc biệt là nền nông nghiệp lúa nước. Theo Võ Sĩ Khải “cảng thị Óc Eo đã hình thành từ một xã hội nông nghiệp lúa nước, thuộc dạng trồng lúa đầm lầy với một hệ thống kênh đào hỗ trợ cho cây lúa”, cư dân Óc Eo đã biết cấy các loại lúa (Oryza sativa) và khai thác các loại lúa trời (Oryza prosativaOryza nivara proparte). Tác giả còn khẳng định “nền kinh tế nông nghiệp của cư dân Óc Eo đã thoát khỏi tình trạng tự phát, đã có tính cộng đồng, có tổ chức quy mô rộng lớn trên toàn miền TNB vào những thế kỷ đầu Công nguyên” [149, tr.394-395].

Theo tác giả Huỳnh Công Bá [1] và Đinh Trung Kiên [67]: Óc Eo chính là quê hương của các loài lúa nổi, người Óc Eo có thể trồng nhiều loại lúa khác nhau, còn có thể làm nương rẫy, khai thác thuỷ, hải sản. Còn tác giả Nguyễn Xuân Hiển thì cho rằng, nghề trồng lúa ở ĐBSCL đã phát triển từ rất sớm, khoảng từ thế kỷ I

đến thế kỷ VII SCN. “Nghề trồng lúa có nhiều phần chắc chắn là một nội dung chính của hoạt động nông nghiệp, chi phối toàn bộ hoạt động này trong một môi trường phổ biến là sình lầy, ẩm thấp” [38, tr.239].

Cùng chung quan điểm này, tác giả Đào Linh Côn [14] cho rằng, xã hội Óc Eo đã có nghề trồng lúa phát triển ở cả vùng cao lẫn vùng thấp. Trong đó, tác giả đã phân tích bốn khía cạnh của nghề nông: nghề trồng lúa của cư dân Óc Eo đã phát triển đến một trình độ nhất định, họ biết sản xuất nhiều giống lúa khác nhau (lúa cạn, lúa nước và lúa nổi); có hệ thống kênh đào chằng chịt trên khắp vùng, vừa đáp ứng nhu cầu trong sinh hoạt, giao thông, vừa đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho nghề nông; nghề làm vườn trồng các loại cây ăn củ, ăn quả, trồng hoa đã khá phát triển (dừa, cau, mãng cầu xiêm, các loại hoa sen, Actisô, cúc...); nghề nông phát triển, lương thực dồi dào là cơ sở cho hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển theo…

Để so sánh sự khác nhau trong sản xuất nông nghiệp của một số nước thuộc

Một phần của tài liệu Luan an. (9-11-2015) (Trang 26 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w