Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề nghiên cứu đặt ra trong luận án

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-8-17 (Trang 25 - 28)

đặt ra trong luận án

1.1.3.1. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án - Các nghiên cứu về lý luận:

+ Các công trình nghiên cứu đã cung cấp cho nghiên cứu sinh một cái nhìn tương đối toàn diện về khái niệm, bản chất, chức năng và các hình thức, cách thức trả lương dưới nhiều góc độ.

+ Thông qua các nghiên cứu, nghiên cứu sinh được trang bị tương đối đầy đủ cơ sở pháp lý quốc tế, thực trạng một số quốc gia điển hình, trong đó

có pháp luật điều chỉnh đối với tiền lương trong doanh nghiệp. Những kiến thức và thông tin quý báu này tạo cơ sở giúp nghiên cứu sinh nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng điều chỉnh của pháp luật lao động Việt Nam về tiền lương trong doanh nghiệp. Từ đó, luận giải và đề xuất các giải pháp hữu hiệu để tăng cường hiệu quả điều chỉnh của pháp luật lao động ở Việt Nam đối với vấn đề tiền lương trong doanh nghiệp.

- Các nghiên cứu về thực trạng:

Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã nêu ra nhiều thực trạng ở từng góc độ tiếp cận. Nhiệm vụ của nghiên cứu sinh là nhóm thành các nhóm có tính lô gíc, tìm ra sự thống nhất để truy tìm các nguyên nhân một cách khoa học, hệ thống, làm cơ sở đề ra các giải pháp mang tính tổng thể, toàn diện nhất có thể.

- Các nghiên cứu về giải pháp được đề xuất

+ Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã tiếp cận vấn đề tiền lương trong doanh nghiệp dưới góc độ là một chủ đề mang tính kinh tế là chủ yếu và các giải pháp đề ra được đặt trong mối quan hệ với trình độ phát triển kinh tế của doanh nghiệp, ngành và của quốc gia. Trên cơ sở những giải pháp này, nghiên cứu sinh sẽ đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật lao động về tiền lương trong doanh nghiệp, trong sự thống nhất, hài hòa với các lĩnh vực luật khác cùng sự phối hợp với những giải pháp mang tính xã hội khác có liên quan.

+ Mỗi quốc gia có những hình thức tiền lương khác nhau trên cơ sở sự khác biệt về lịch sử, điều kiện và trình độ phát triển kinh tế của quốc gia đó. Do đó, mỗi quốc gia có những kế hoạch và chính sách khác nhau để xây dựng và thực thi pháp luật về tiền lương. Các chính sách và kế hoạch này sẽ là cơ sở và bài học kinh nghiệm để nghiên cứu sinh nghiên cứu, phân tích và xây dựng các giải pháp phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, pháp lý ở Việt Nam.

+ Các công trình nghiên cứu trong nước đã tiếp cận đến nội dung pháp luật lao động về tiền lương trong doanh nghiệp từ lâu, đồng thời cũng đã có những công trình nghiên cứu đặt trong sự so sánh với luật pháp quốc tế để chỉ ra một số điểm tương đồng của Việt Nam với một số quốc gia khác, ghi nhận những bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật lao động ở Việt Nam, đảm bảo tiếp cận và tương thích với pháp luật quốc tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế. Kết quả của các nghiên cứu này sẽ được nghiên cứu sinh tiếp thu, kế thừa và tiếp tục nghiên cứu bổ sung hoàn thiện để có thể đề ra những giải pháp toàn diện, chuyên sâu về mặt pháp lý đối với vấn đề nghiên cứu.

1.1.3.2. Những vấn đề đặt ra nghiên cứu trong luận án

Qua nghiên cứu các công trình về tiền lương nói chung và tiền lương trong doanh nghiệp nói riêng ở cả hai cấp độ trong nước và ngoài nước như đã đề cập ở trên, nghiên cứu sinh rút ra những đánh giá về các kết quả nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, những vấn đề lý luận cần nghiên cứu trong luận án

Do những hạn chế nhất định về thời gian, do giới hạn về phạm vi nghiên cứu, do đối tượng nghiên cứu khác nhau nên chưa có công trình khoa học nào trên thế giới cũng như ở Việt Nam đi sâu nghiên cứu pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp. Đồng thời cũng chưa có một cuộc thống kê, điều tra chính thức, đầy đủ về thực trạng pháp luật tiền lương trong doanh nghiệp ở Việt Nam. Qua nghiên cứu, đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài luận án, nghiên cứu sinh cho rằng, trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án, nghiên cứu sinh vừa phải tiếp thu những luận điểm khoa học đúng đắn, vừa phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện những luận điểm khoa học còn nhiều mâu thuẫn giữa các tác giả. Đồng thời nghiên cứu sinh còn tiếp tục nghiên cứu để đưa ra những luận điểm khoa học mới

góp phần hoàn thiện những quy định về tiền lương trong doanh nghiệp ở Việt Nam. Cụ thể như sau:

- Khái niệm, bản chất, vai trò của pháp luật tiền lương trong doanh nghiệp trong pháp luật lao động Việt Nam chưa được các công trình nghiên cứu một cách thấu đáo, đầy đủ. Vì vậy cần làm sáng tỏ khái niệm pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp và những đặc trưng của nó…

Thứ hai, những vấn đề thực tiễn cần nghiên cứu trong luận án

Thực trạng pháp luật lao động Việt Nam (và có thể cả các lĩnh vực luật pháp khác) điều chỉnh đối với tiền lương trong doanh nghiệp chủ yếu là những quy định mang tính tức thời, liên tục phải điều chỉnh. Trong yêu cầu đòi hỏi khi hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, thực thi các cam kết, nghĩa vụ còn lúng túng, còn bảo lưu, gia hạn nhiều nội dung cam kết. Việc đánh giá thực trạng còn chưa quyết liệt, kết quả đánh giá thực trạng còn hạn chế.

Thứ ba, các phương hướng và giải pháp cần nghiên cứu trong luận án Về các giải pháp, cho đến nay, trong nước chưa có công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, toàn diện về pháp luật tiền lương trong doanh nghiệp mà chủ yếu tập trung nghiên cứu pháp luật tiền lương trong từng đơn vị kinh tế hoặc nhóm đơn vị kinh tế theo địa bàn địa lý. Do đó, cần nghiên cứu một cách kịp thời và toàn diện, các giải pháp cần vừa sâu, vừa rộng và đúng trọng tâm, trọng điểm, tạo sự thống nhất và đồng bộ.

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-8-17 (Trang 25 - 28)