Nội dung pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-8-17 (Trang 59 - 78)

Tiền lương được hình thành trên cơ sở sự thương lượng thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp là do người sử dụng lao động quyết định. Chính vì vậy, pháp luật chỉ điều chỉnh tiền lương ở những mức độ nhất định. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội mà các quốc gia có sự điều chỉnh tiền lương ở những mức độ

khác nhau, song nhìn chung pháp luật của các quốc gia thường điều chỉnh tiền lương ở các nội dung sau đây:

Tiền lương tối thiểu

Tiền lương tối thiểu hay mức lương tối thiểu được hiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

Có thể nói, tiền lương hay tiền công tối thiểu có tác dụng tái sản xuất giản đơn sức lao động, đảm bảo nhu cầu tối thiểu cần thiết về sinh hoạt và xã hội, thông qua việc đáp ứng những chi phí sinh hoạt cần thiết của người lao động và dùng một phần vào tái sản xuất mở rộng sức lao động của người hưởng lương. Mức lương tối thiểu phải do Nhà nước quy định, có ý nghĩa bắt buộc đối với cả hai bên trong quan hệ lao động, trong đó có hàm nghĩa rằng mức lương tối thiểu không thể bị hạ thấp bởi cả người sử dụng lao động và người lao động, dù họ có tự nguyện, bằng thỏa thuận cá nhân hay thỏa thuận tập thể, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quy định khác trong trường hợp đặc biệt.

Tiền lương tối thiểu có một số đặc trưng như: nó được trả cho một lao động ở trình độ giản đơn nhất, cường độ lao động nhẹ nhàng nhất, lao động diễn ra trong điều kiện bình thường; Tuy nhiên, tiền lương tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ở mức tối thiểu, cần thiết cho bản thân người lao động và gia đình họ; tiền lương tối thiểu được xác định theo giá sinh hoạt ở vùng có mức giá sinh hoạt trung bình.

Để xác định mức lương tối thiểu, trong khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế nhấn mạnh: “Trong chừng mực có thể và thích hợp, xét theo thực tiễn và điều kiện quốc gia, những yếu tố cần lưu ý để xác định mức lương tối thiểu gồm: Những nhu cầu của người lao động và gia đình họ, xét theo mức lương chung trong nước, giá sinh hoạt, các khoản trợ cấp an toàn xã

hội và mức sống so sánh giữa các đối tượng khác nhau; Những nhân tố về kinh tế, kể cả những đòi hỏi của phát triển kinh tế, năng suất lao động và mối quan tâm đạt tới và duy trì một mức sử dụng lao động cao”.

Ở đa số các quốc gia, mức tiền lương tối thiểu được áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước. Thông thường có hai loại tiền lương tối thiểu là tiền lương tối thiểu vùng và tiền lương tối thiểu ngành.

Tiền lương tối thiểu vùng là mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định, được áp dụng cho người lao động làm việc ở từng vùng lãnh thổ nhất định. Những căn cứ hay yếu tố cơ bản để phân vùng và xác định mức lương tối thiểu vùng là điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, mức sống của người dân địa phương, cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật… Một cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề tiền lương sẽ nghiên cứu và tham mưu, khuyến nghị cho Chính phủ quyết định và công bố mức tiền lương tối thiểu vùng trong từng thời điểm nhất định.

Tiền lương tối thiểu ngành là mức tiền lương tối thiểu được áp dụng cho người lao động làm việc trong một hoặc một nhóm ngành nhất định. Pháp luật lao động quy định về tiền lương tối thiểu ngành để khuyến khích các đơn vị sử dụng lao động trong cùng ngành vận dụng vào xây dựng mức lương tối thiểu ngành mình, thông qua con đường thương lượng tập thể ngành. Ngoài ra, Nhà nước còn khuyến khích các doanh nghiệp, người sử dụng lao động với tư cách độc lập tự xây dựng và vận dụng mức tiền lương tối thiểu cho người lao động của mình cao hơn mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định ở cùng thời điểm.

Mức tiền lương tối thiểu được xác định như thế nào là mối quan tâm hàng đầu không chỉ của mỗi quốc gia, mà Tổ chức Lao động quốc tế cũng quan tâm bằng cách xác định những định hướng chung. Trong Công ước số 131 năm 1970 của Tổ chức này có ghi nhận rằng trong chừng mực thích hợp, xét theo thực tiễn và điều kiện quốc gia, những yếu tố cần lưu ý để xác định

mức lương tối thiểu phải bao gồm: a) những nhu cầu của người lao động và gia đình họ, xét theo mức lương chung trong nước, giá sinh hoạt, các khoản trợ cấp an sinh xã hội và mức sống so sánh của các nhóm xã hội khác; b) những yếu tố về kinh tế, kể cả những đòi hỏi của phát triển kinh tế, năng suất lao động và mối quan tâm trong việc đạt tới và duy trì một mức sử dụng lao động cao hơn.

Ở Vương quốc Thái Lan, có tất cả 16 mức lương tối thiểu áp dụng cho các vùng khác nhau và không phân biệt theo khu vực kinh tế. Căn cứ để xác định tiền lương tối thiểu giữa các vùng là dựa trên cơ sở tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự chênh lệch về mức sống giữa các vùng. [77.18]

Ở Sinh ga po không có luật về tiền lương tối thiểu do cầu về lao động luôn lớn hơn cung, việc bảo vệ người lao động thông qua các quy định chặt chẽ về điều kiện lao động, các chính sách khác kèm theo và áp dụng chế độ tiền lương linh hoạt. Cũng theo quốc đảo này, các mức lương được áp dụng thông qua thương lượng tập thể, với sự tham gia của đại diện người lao động, người sử dụng lao động và Chính phủ.[77, tr.20]

Hầu hết các quốc gia khi ban hành chính sách tiền lương tối thiểu, trong đó nêu phương pháp xác định về tiền lương tối thiểu đều dựa theo căn cứ của Tổ chức Lao động quốc tế: “Khi xác định tiền lương tối thiểu, các yếu tố sau nên được xem xét tối đa và phù hợp với từng trường hợp cụ thể như, nhu cầu của người lao động và gia đình của họ được xem xét vào tiền lương chung quốc gia, mức sống, trợ cấp xã hội và chất lượng cuộc sống. Các yếu tố kinh tế bao gồm các điều kiện cần thiết cho phát triển kinh tế và các yêu cầu đối với việc đạt được và duy trì các mức cao của năng suất và việc làm”.

Một số nước châu Âu như Ý, Đức, Thụy Điển, Na Uy thì không có mức lương tối thiểu do pháp luật quy định, thay vào đó là mức lương tối thiểu ngành do hiệp định giữa phía kinh doanh và phía lao động (công đoàn) tại ngành đó xác định. Chế độ này cũng thực hiện nguyên tắc “công việc giống

nhau hưởng được mức lương giống nhau”. Vì thế, tại các nước này thì vai trò công đoàn ngành rất quan trọng trong việc đàm phán, thương lượng tiền lương tối thiểu. [77, tr 22]

Sau đây là chính sách tiền lương tối thiểu tại một số quốc gia khác hiện đang áp dụng.

Hàn Quốc có Luật Tiền lương tối thiểu, trong năm đầu thực hiện, từ 1988, Luật có thể được áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất từ 10 lao động thường xuyên trở lên. Kể từ ngày 24/11/2000, Luật đã mở rộng tới tất cả người lao động hưởng lương (lao động thường xuyên, thời vụ, bán thời gian và lao động nước ngoài) làm việc cho bất kỳ một doanh nghiệp nào có đủ điều kiện thuê mướn lao động. Hội đồng tiền lương tối thiểu là cơ quan thường trực thực hiện các cuộc trao đổi về tiền lương tối thiểu cũng như các vấn đề khác gắn liền với tiền lương tối thiểu. Hội đồng gồm 27 thành viên, 9 thành viên từ phía đại diện người lao động; 9 thành viên từ phía đại diện người sử dụng lao động và 9 thành viên từ phía cơ quan quản lý nhà nước. Có một ban thư ký hỗ trợ các hoạt động của Hội đồng. Nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng là 3 năm và được chỉ định bởi Tổng thống Hàn Quốc theo đề cử của Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao động. Hoạt động của Hội đồng bao gồm: Trao đổi, xem xét tiền lương tối thiểu; phân loại doanh nghiệp áp dụng mức tiền lương tối thiểu; nghiên cứu và đề xuất triển khai kế hoạch tiền lương tối thiểu; trao đổi các vấn đề quan trọng liên quan tới tiền lương tối thiểu và khuyến nghị với Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao động [77, tr. 23]

Theo quy định hiện hành thì tiền lương tối thiểu ở Hàn Quốc sẽ được xác định thông qua việc xem xét mức sống của người lao động, mức tiền lương của người lao động cùng loại, năng suất lao động và tỷ lệ phân phối thu nhập. Tỷ lệ phân phối thu nhập được bổ sung thành một yếu tố xác định kể từ năm 2008 và được sử dụng như một chỉ số đánh giá tác động của tiền lương tối thiểu đến việc cải thiện chênh lệch về tiền lương và phân phối thu nhập.

Những chỉ số này của Hàn Quốc được đưa vào hướng dẫn chung khi xác định tiền lương tối thiểu. Thực tế, những yếu tố như lạm phát, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng việc làm và tỷ lệ phân phối thu nhập cũng được đưa vào xem xét.

Quá trình xác định tiền lương tối thiểu ở Hàn Quốc gồm 4 bước:

Bước 1: Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao động sẽ đưa ra yêu cầu đối với Hội đồng tiền lương tối thiểu vào 31/3 hàng năm để bắt đầu xem xét tiền lương tối thiểu cho năm tới.

Bước 2: Hội đồng Tiền lương tối thiểu triệu tập toàn thể thành viên để trao đổi các vấn đề mức sống của người lao động và ước tính tiền lương tối thiểu.

Bước 3: Hội đồng phải hoàn thành quá trình trao đổi, xem xét và đệ trình mức tiền lương tối thiểu lên Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao động trong vòng 90 ngày sau khi nhận được yêu cầu từ Bộ trưởng.

Bước 4: Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao động công bố mức tiền lương tối thiểu dự kiến, trên cơ sở đề xuất của Hội đồng. Đại diện của người lao động và người sử dụng lao động có thể gửi những ý kiến phản đối tới Bộ trưởng trong vòng 10 ngày khi công bố mức tiền lương tối thiểu dự kiến được ban hành. Sau khi được xác định, mức tiền lương tối thiểu sẽ có hiệu lực vào 01/01 của năm tới.

Chính sách tiền lương tối thiểu của Trung Quốc [77, tr.26]: Hệ thống tiền lương tối thiểu áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị phi doanh nghiệp, các đơn vị tự làm chủ với nhân viên ở Trung Quốc và người lao động có quan hệ lao động. Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước, đơn vị tổ chức, cộng đồng xã hội cũng như nhân viên có quan hệ lao động cũng theo Quy định về tiền lương tối thiểu. Không có giới hạn về tuổi tác, giới tính, vị trí hoặc ngành, người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động không ít hơn tiêu chuẩn lương tối thiểu địa phương. Loại tiêu chuẩn lương tối thiểu:

Sau năm 2004, có hai loại tiêu chuẩn lương tối thiểu tại Trung Quốc, cụ thể là lương tối thiểu theo tháng và lương tối thiểu theo giờ. Các tiêu chuẩn lương tối thiểu hàng tháng áp dụng đối với nhân viên toàn thời gian, trong khi người lao động linh hoạt (nhân viên làm việc không trọn giờ) áp dụng tỷ lệ lương tối thiểu theo giờ. Như vậy, nhân viên làm việc không trọn giờ là người lao động được trả lương theo giờ và làm việc không quá 4 giờ mỗi ngày và tổng cộng 24 giờ mỗi tuần cho cùng một người sử dụng lao động. Tiêu chuẩn và phương pháp để điều chỉnh tiền lương tối thiểu: Việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu ít nhất 2 năm một lần, phải tính đến chi phí sinh hoạt của cư dân đô thị, bảo hiểm xã hội trả bởi người lao động, quỹ tích lũy nhà ở, tiền lương trung bình, tỷ lệ thất nghiệp và mức độ phát triển kinh tế. Có hai phương pháp tính toán mức lương tối thiểu:

Phương pháp tỷ lệ: Mức lương tối thiểu = bình quân chi phí sinh hoạt hàng tháng của dân cư thu nhập thấp trên đầu người x bình quân đầu người + hệ số điều chỉnh.

Phương pháp tỷ số Engle: Mức lương tối thiểu = (chi phí thấp nhất cho lương thực, thực phẩm của người lao động/Tỷ số Engle) x hệ số về người phụ thuộc trong gia đình bình quân đầu người + hệ số điều chỉnh.

Những căn cứ cơ bản để xác định mức lương tối thiểu là cán cân cung cầu lao động, khả năng kinh tế của người sử dụng lao động và chỉ số giá sinh hoạt theo từng thời kỳ; ngoài ra, còn rất nhiều yếu tố tác động đến việc xác định mức lương tối thiểu như: mức tăng năng suất lao động, tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức sống của người dân trong phạm vi toàn quốc hay từng vùng miền, tốc độ lạm phát của nền kinh tế, trình độ chuyên môn của người lao động.

Thông thường ở các quốc gia đang phát triển, mức lương tối thiểu đáp ứng khoảng 40 – 60% mức GDP bình quân đầu người.

Bảng 1: Lương tối thiểu ở khu vực đô thị của một số nước

Quốc gia LTT (USD/tháng) Tỷ lệ so với GDP Thời điểm bình quân (%) có hiệu lực Bangladesh 66,2 92,1% 2013 Ấn-độ 135,7 99,9% 2015 Indonesia 202,0 69,1% 2015 Malaysia 237,9 26,6% 2013 Thailand 265,7 53,6% 2013 Trung Quốc 329,6 51,4% 2015 Việt Nam 141,9 84,7% 2015

Nguồn: Báo cáo tổng luận Vai trò của Công đoàn trong việc tham gia hoàn thiện chính sách tiền lương tối thiểu vùng ở Việt Nam – Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, tháng 12.2015

Tiền lương tối thiểu đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật lao động, thể hiện sự quan tâm sâu sát của Nhà nước tới các chức năng của tiền lương là chức năng tái sản xuất sức lao động và chức năng tích lũy. Chính vì tầm quan trọng của tiền lương tối thiểu mà gần như tất cả các quốc gia trên thế giới đều có pháp luật điều chỉnh vấn đề này. Cho dù điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa , địa lý có thể khác nhau, song các quốc gia đều có thiên hướng bảo vệ người lao động trước sức ép lợi nhuận của các doanh nghiệp, các nhà tư bản, các ông chủ doanh nghiệp. Điều đó cũng thể hiện tinh thần nhân văn, chú trọng giải quyết các vấn đề xã hội. Thậm chí có một số quốc gia còn coi việc quy định mức lương tối thiểu như một loại trợ

cấp xã hội đối với một số người không có khả năng tham gia quan hệ lao động. Thuật ngữ “basic income” ở một số quốc gia còn mang ý nghĩa rất tích cực trong việc đảm bảo mọi người dân đều có thể được nhận một khoản tiền tối thiểu đủ để sinh sống khi đáp ứng đủ một số điều kiện nhất định. Tư tưởng tiến bộ về mức lương tối thiểu luôn luôn được thảo luận hàng năm nhằm điều chỉnh phù hợp với những biến động của đời sống.

Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động * Thang lương

Thang lương là tương quan tỉ lệ về tiền lương theo trình độ lành nghề giữa những người lao động làm việc trong cùng một nghề hoặc một nhóm nghề có tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật rõ ràng. Thang lương thường được xây dựng để áp dụng cho người lao động trực tiếp sản xuất trong hệ thống các ngành nghề có tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật tương đối phức tạp như luyện kim, hóa chất, địa chất, dầu khí, cơ khí, điện tử, điện, vận hành máy… Cơ sở để xây dựng thang lương là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, đó là bảng quy định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của người

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-8-17 (Trang 59 - 78)