Quan điểm chỉ đạo

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-8-17 (Trang 113 - 116)

1 Hội đồng tiền lương quốc gia Việt Nam gồm thành phần của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, đại diện

4.1.1. Quan điểm chỉ đạo

Chính sách phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta là nền tảng cho sự phát triển và mở rộng dân chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; là cơ sở tư tưởng và nhận thức luận cho việc xây dựng, tuyên truyền, giáo dục và tổ chức thực hiện pháp luật. Trong quá trình hoàn thiện lĩnh vực pháp luật về tiền lương, cần phải nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cụ thể là:

Thứ nhất, thể chế hóa chủ trương, đường lối của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ ngĩa Việt Nam và Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển thị trường lao động lành mạnh, tiến bộ, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động.

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản toàn quốc lần thứ X (năm 2006) và Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (năm 2011) đều nêu rõ những chủ trương, phương hướng lớn về phát triển thị trường lao động lành mạnh, trong đó có nêu rõ trách nhiệm của các bên trong đàm phán, thỏa thuận các nội dung có liên quan đến quan hệ lao động, tiền lương, thiết lập cơ chế ba bên hiệu quả, minh bạch.

Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 5/6/2008 của Ban chấp hành Trung ương về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp tại Mục 5 với nội dung “Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và tạo lập môi trường để đại diện người sử dụng lao động, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề hoạt động có hiệu quả nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong thực thi pháp luật và chính sách về lao động, nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc chăm lo lợi ích, đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, thực hiện tốt cơ chế phối hợp ba bên ở cấp ngành và địa phương về quan hệ lao động, thúc đẩy và ký kết thỏa ước lao động tập thể cấp ngành, cấp khu vực”.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp nêu rõ quan điểm chỉ đạo ở Mục 1 Quan điểm chỉ đạo của Phần II Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và nội dung cải cách, theo đó: “ Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững”. [5, tr.105]; “Cải cách chính sách tiền lương phải bảo đảm tính

tổng thể, hệ thống, đồng bộ, kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành; tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; có lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế

- xã hội và nguồn lực của đất nước”. [5, tr.105] “Trong lĩnh vực doanh nghiệp, tiền lương là giá cả sức lao động, hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước quy định tiền lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất để bảo vệ người lao động yếu thế, đồng thời là một trong những căn cứ để thỏa thuận tiền lương và điều tiết thị trường lao động. Phân phối tiền lương dựa trên kết quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp”. [5, tr.106].

Nghị quyết số 97/NQ-CP của Chính phủ ngày 26/12/2014 ban hành chương trình hành động của Chính phủ triển khai Kết luận số 96-KL/TW ngày 7/4/2014 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 5/6/2008 của Ban Bí thư khóa X về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, tại Mục 2 Phần I có nêu rõ: “...hoàn thiện các thiết chế về quan hệ lao động; củng cố và nâng cao năng lực của tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong việc phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện chính sách pháp luật về lao động và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ”.

Quyết định số 1129/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 5/6/2008 của Ban Bí thư về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, trong đó quy định nhiệm vụ của

các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam... trong việc nghiên cứu, tập hợp ý kiến, thống nhất triển khai một số hoạt động có liên quan đến đẩy mạnh vai trò, trách nhiệm của các bên, trong đó có tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong giải quyết các vấn đề liên quan đến việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ và ổn định trong doanh nghiệp.

Thứ hai, trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp cần phải kế thừa có chọn lọc và nâng tầm pháp lý các quy định hiện hành để pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp trở thành công cụ pháp lý quan trọng để các chủ thể có liên quan thực thi quyền và nghĩa vụ của mình, đảm bảo tính minh bạch, dân chủ, công khai không tách rời sự quản lý, kiểm soát của Nhà nước. Trong xu thế lập pháp cần xác định rõ thẩm quyền của các cơ quan có quyền lập pháp, lập quy, trong đó quy định trực tiếp các nội dung cần có các cấp có thẩm quyền tiếp tục quy định chi tiết thi hành, có những nội dung đã cụ thể thì trực tiếp có hiệu lực thi hành, không cho phép các cơ quan nhà nước đưa ra các rào cản, điều kiện nhằm cản trở hiệu lực của các quy định đó.

Thứ ba, Đảng và Nhà nước ta xác định việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý riêng để điều chỉnh vấn đề tiền lương trong doanh nghiệp là một quá trình đầy khó khăn, thử thách nhưng nhất định phải được tiến hành bằng một lộ trình vững vàng để thực hiện tất cả các khía cạnh chính trị, kinh tế, xã hội. Quá trình hoàn thiện khung pháp luật phải trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm nước ngoài, bảo đảm phù hợp với điều kiện, đặc thù của Việt Nam để có khuôn khổ pháp luật đồng bộ, thống nhất về tiền lương trong doanh nghiệp ở Việt Nam, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-8-17 (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w