Pháp luật về tiền lương tối thiểu

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-8-17 (Trang 80 - 82)

Nội dung pháp luật về tiền lương tối thiểu hay mức lương tối thiểu là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng trong Bộ luật lao động của Nhà

nước Việt Nam năm 2012. Nó có ảnh hương rất lớn không chỉ về mặt lập pháp, lập quy và còn ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo sự ổn định xã hội, tạo ra sự cân bằng trong quan hệ mua sức lao động và bán sức lao động.

Với tầm quan trọng đó, pháp luật về tiền lương hay tiền công tối thiểu có tác động rất lớn đến toàn thể xã hội, được xây dựng thông qua nghiên cứu, điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt tiêu dùng cần thiết của người lao động và khả năng đáp ứng về mặt tài chính của người sử dụng lao động. Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương thường được điều chỉnh thông qua đàm phán tự nguyện, giữa cá nhân hoặc tập thể người lao động với người sử dụng lao động. Do phải bảo vệ người lao động là một bên yếu thế trong quan hệ lao động - những đối tượng dễ bị tổn thương bởi mức lương tối thiểu thấp và tránh sự bóc lột lao động, các chính sách pháp luật về tiền lương tối thiểu của Nhà nước quy định về tiền lương tối thiểu bắt buộc phải được thiết lập ở hầu hết các quốc gia. Mặt khác, đám phán tự nguyện giữa người sử dụng lao động với người lao động dù mang tính cá nhân hay tập thể (thương lượng tập thể) cũng cần phải được kiểm soát và can thiệp bởi các cơ quan nhà nước nhằm hạn chế sự bất bình đẳng giữa các bên và bảo đảm chính sách kinh tế - xã hội, an sinh xã hội của Nhà nước.

Ở Việt Nam, những tiêu chí cơ bản để xác định mức lương tối thiểu là cán cân cung cầu lao động, khả năng kinh tế của người sử dụng lao động và chỉ số giá sinh hoạt theo từng thời kỳ; Ngoài ra, còn rất nhiều yếu tố tác động đến việc xác định mức lương tối thiểu như: mức tăng năng suất lao động, tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức sống của người dân trong phạm vi toàn quốc hay từng vùng miền, tốc độ lạm phát của nền kinh tế, trình độ chuyên môn của người lao động…

Việc thực hiện và áp dụng pháp luật về tiền lương tối thiểu từ việc căn cứ vào một số yếu tố khách quan của đời sống kinh tế, mức độ lạm phát, mức chi tiêu sinh hoạt tối thiểu,... đã chuyển sang việc điều chỉnh tiền lương tối

thiểu dựa trên cơ sở bằng chứng. Việc thực hiện và áp dụng pháp luật về tiền lương tối thiểu phải đáp ứng một số điều kiện như: i) các số liệu thống kê thường xuyên và độ tin cậy về mức lương và thị trường lao động, chúng giúp cho các cơ quan nhà nước và các bên có thể đánh giá các tác động dự kiến của tiền lương tối thiểu đối với vấn đề tiền lương và việc làm; ii) năng lực và thẩm quyền của Hội đồng tiền lương quốc gia1 trong việc thu thập và phân tích các số liệu thống kê về tiền lương, việc làm và soạn thảo các báo cáo kỹ thuật cho các bên trong cơ chế ba bên để ra quyết định điều chỉnh mức lương tối thiểu dựa trên các bằng chứng thực tiễn.

Hội đồng tiền lương quốc gia có nhiệm vụ định kỳ đưa ra một mức tiền lương tối thiểu cho người lao động. Cơ chế xác lập tiền lương tối thiểu vùng có những thay đổi quan trọng, từ chủ quan, cứng nhắc của Nhà nước sang dựa trên thương lượng 3 bên cấp quốc gia theo nguyên tắc thị trường, thông qua kết quả thương lượng và khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-8-17 (Trang 80 - 82)