Khái niệm pháp luật tiền lương trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-8-17 (Trang 50 - 51)

Pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành và không thể tách rời của pháp luật lao động, là một trong những nội dung quan trọng mà Nhà nước phải điều chỉnh nhằm xác lập sự cân bằng về vị trí của các bên trong quan hệ lao động. Trên thực tế, người sử dụng lao động, với tư cách là người nắm giữ sức mạnh tư bản, luôn muốn áp đặt, chi phối tiền lương đối với người lao động, nhằm có thể tiết kiệm chi phí, đem lại lợi nhuận cao nhất có thể, trong khi đó, người lao động, ở vị thế yếu hơn, với số lượng đông, chỉ có thể bán sức lao động của mình để sống, dễ bị chèn ép, buộc phải chấp nhận những áp đặt, bất công về tiền lương. Vì thế, Nhà nước, bằng pháp luật, điều chỉnh khoa học và hợp lý đối với tiền lương trong doanh nghiệp, giữa người sử dụng lao động và người lao động, nhằm bảo đảm không bên nào sử dụng được lợi thế của mình để gây bất lợi đối với bên kia về tiền lương trong quan hệ lao động.

Pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng của pháp luật lao động, mặc dù tiền lương là một yếu tố kinh tế, được người chủ doanh nghiệp hoặc nhà quản trị doanh nghiệp đưa vào cấu thành giá trị và giá thành sản phẩm, tuy nhiên, không thể đưa vào một cách tùy tiện, và tiền lương dù phản ánh chân thật trong giá trị, giá thành sản phẩm cũng không thể trả một cách tuyệt đối hay tùy tiện cho người lao động. Nhà nước cần phải kiểm soát tiền lương trong doanh nghiệp dưới nhiều giác độ, trong đó có giác độ coi tiền lương là giá cả sức lao động, và cần phải kiểm soát để bảo vệ người lao động có vị trí yếu thế trong thỏa thuận về bán sức lao động, đảm bảo mục tiêu xã hội khác là tránh tình trạng bóc lột, đảm bảo các chức năng tái sản xuất sức lao động và tích lũy; dưới giác độ khác là kiểm soát các chi

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-8-17 (Trang 50 - 51)