Mục tiêu xây dựng và hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-8-17 (Trang 116 - 118)

1 Hội đồng tiền lương quốc gia Việt Nam gồm thành phần của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, đại diện

4.1.2.Mục tiêu xây dựng và hoàn thiện pháp luật

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực

lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp nêu rõ mục tiêu ở Mục 2 Mục tiêu của Phần II Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và nội dung cải cách, theo đó: “Xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia một cách khoa học, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực;…” [5, tr.107]; “Đối với khu vực doanh nghiệp: - Thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp để đến năm 2020 mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. - Thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước theo các nội dung của Đề án cải cách chính sách tiền lương đã được phê duyệt”. [5, tr.108 - 109]; “- Từ năm 2021, Nhà nước có kế hoạch ký điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp. Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán cho phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030” [5,tr.110]

Thứ nhất, tạo cơ sở pháp lý cao, đồng bộ, thống nhất về pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp trên cơ sở kế thừa những quy định Luật và dưới Luật đã ban hành có liên quan, đang thực hiện ổn định và có hiệu quả; đồng thời bổ sung thêm những vấn đề đang diễn ra trong thực tiễn cần phải

được pháp luật điều chỉnh ở một mức độ phù hợp dưới sự quản lý của Nhà nước. Ví dụ: Ban hành Luật về tiền lương trong doanh nghiệp…

Thứ hai, phân định và làm rõ chức năng, quyền hạn và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước trong cơ chế ba bên trong các quan hệ có liên quan đến tiền lương trong doanh nghiệp. Cơ chế ba bên là nơi các bên có quyền thể hiện quan điểm, đám phán và có thể đạt được sự thống nhất cao độ các yêu cầu, đòi hỏi của nhau. Thông qua cơ chế này, các xung đột sẽ được giảm thiểu ở mức độ đáng kể. Mặt khác, vai trò trung gian của Nhà nước sẽ giữ được sự công bằng nhất định, đồng thời cũng thể hiện sự giám sát của Nhà nước đối với các thỏa thuận có thể làm thiệt hại đến các bên, đến đường lối, chính sách của Nhà nước.

Thứ ba, khắc phục tình trạng can thiệp, chỉ định của Nhà nước vào quá trình thỏa thuận, đàm phán trong cơ chế ba bên để đảm bảo sự dân chủ. Coi trọng tổ chức đại diện của các bên như là những đối tác giải quyết các vấn đề có liên quan đến nhau, một kênh phản biện trong xây dựng và thực thi các chính sách, chế độ, pháp luật.

Thứ tư, pháp luật phải trở thành công cụ, phương tiện chính thống điều chỉnh, công nhận các thỏa thuận của các bên, bên cạnh việc thúc đẩy quá trình dân chủ hóa đời sống một cách lành mạnh, thực chất; Đồng thời pháp luật cũng phải trở thành công cụ để các bên đàm phán, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước.

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-8-17 (Trang 116 - 118)