Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - THS HOÀNG NGỌC VĨNH ppt (Trang 96 - 100)

hệ trước mới tốt.

Người không chỉ quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ bằng sách vở, lời nói, mà chủ yếu bằng chính cuộc đời cách mạng của Người. Năm 1919, tại Pari, Người đã thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước, chủ yếu là thanh niên. Năm 1924, tại Liên Xô, Người tham gia các hoạt động của Quốc tế Thanh niên. Năm 1925, tại Trung Quốc, Người đã cải tổ “Tâm tâm xã” thành “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên”. Với niềm tin vào thế hệ trẻ, vì độc lập dân tộc và CNXH, Người đã bắt đầu các hoạt động cách mạng của mình trong trhanh niên và luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ.

II. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạngcho đời sau. cho đời sau.

2.1 Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là công việc rất quan trọng vàcần thiết cần thiết

Khi chưa có chính quyền, Người luôn quan tâm đến việc thức tỉnh thanh niên và chăm lo giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ.

Khi đã có chính quyền, Người luôn coi phát triển giáo dục là một trong những công việc quan trọng đầu tiên của cách mạng.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Người yêu cầu phải có một nền giáo dục kháng chiến. Trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Người dặn dù hoàn cảnh nào cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt.

Với Hồ Chí Minh, “văn hoá giáo dục phải phát triển mạnh mẽ để phục vụ yêu cầu của cách mạng”183. Cách mạng càng phát triển thì càng đòi hỏi đông đảo đội ngũ cán bộ các thế hệ, đòi hỏi dân trí phải được nâng cao, giáo dục phải phát triển để làm nhiệm vụ chăm lo bồi dưỡng các thế hệ cách mạng, đặc biệt quan trọng là thế hệ trẻ.

2.2 Mục đích của việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.

Mục đích hàng đầu của giáo dục là đào tạo cán bộ cho cách mạng. Giáo dục nhằm vào mục đích thật thà phụng sự nhân dân, đào tạo con em lao động thành những người công dân có ích cho đất nước, những người chủ tương lai tốt của nước nhà.

Vì vậy, trường học phải làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của học sinh, nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu CNXH, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, sẵn sàng nhận và hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao phó cho thanh niên.

2.3 Nội dung giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ

- Bồi dưỡng, giáo dục thế hệ cách mạng cho đời sau một cách toàn diện.

Đức và tài, cả hai không thể thiếu, trong đó đức là gốc. Người yêu cầu trong giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ XHCN, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất; đào tạo thế hệ trẻ thành những người thừa kế xây dựng XHCN vừa hồng vừa chuyên.

- Bồi dưỡng, giáo dục phải trên tất cả các mặt đức, trí, thể, mỹ... gắn bó chặt chẽ với nhau, thể hiện cụ thể ở 5 nội dung:

+ Giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ. Người căn dặn thanh niên: “Chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là suốt đời phấn đấu cho Tổ quốc ta được hoàn toàn độc lập, CNXH được hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta”184. Mục tiêu lý tưởng phấn đấu của thanh niên là học tập để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân.

183 Sđd, t.10, tr. 190.184 Sđd, t.11, tr. 372. 184 Sđd, t.11, tr. 372.

+ Quan tâm bồi dưỡng nâng cao chí khí cách mạng cho tuổi trẻ. Đó là chí khí cách mạng: trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

+ Giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ. Đó là những công dân có ích, những chiến sỹ tốt với các phẩm chất: Yêu thương con người; Trung với nước, hiếu với dân; Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Tình thần quốc tế vô sản trong sáng. + Giáo dục nâng cao trình độ chính trị, học vấn, khoa học, kỹ thuật, quân sự. Đặc biệt là mối quan hệ giữa chính trị và các nội dung ấy. Nếu chỉ học tập văn hoá, khoa học kỹ thuật mà không học tập chính trị thì như người nhắm mắt mà đi.

+ Giáo dục, bồi dưỡng về nếp sống văn hoá, giáo dục thể chất cho tuổi trẻ. Người viết: “Luyện tập thể dục thể thao bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Mỗi người dân yếu ớt là làm cho cả nước yếu ớt một phần. Mỗi người dân khoẻ mạnh là góp phần làm cho cả nước mạnh khoẻ”.

2.4 Phương pháp giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ

- Giáo dục phải phù hợp với mỗi đối tượng, giáo dục là một khoa học.

Người chỉ ra mỗi cấp học phải nhận rõ nhiệm vụ của mình. Thực hiện giáo dục không thể tuỳ tiện, mà phải theo hoàn cảnh, điều kiện, phải ra sức làm nhưng không được vội vàng. Phải có kế hoạch từng bước. Việc gì cũng phải từ nhỏ đến lớn, từ dễ đến khó, từ thấp đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hành hẳn hoi, hơn một chương trình lớn mà không làm được.

- Giáo dục phải gắn liền với xã hội, học đi đôi với hành.

Giáo dục phải xuất phát và bám chắc mục tiêu giáo dục. Giáo dục phải phục vụ đường lối chính trị của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống nhân dân.

- Giáo dục phải phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội.

Trường học, gia đình và đoàn thể thanh niên cần chú ý giáo dục tư tưởng, thái độ, hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của thanh niên để kịp thời khuyến khích, uốn nắn, sửa chữa. Trường học, gia đình và đoàn thể thanh niên phải liên hệ chặt chẽ trong việc giáo dục thanh niên.

- Thực hiện dân chủ, bình đẳng trong giáo dục

Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò. Phải xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết chặt chẽ giữa thầy với thầy, giữa thầy và trò, giữa trò và trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục là sự nghiệp của quần chúng.

- Giáo dục phải gắn liền với thi đua.

Trong nhà trường, giáo dục gắn liền với thi đua là thi đua dạy tốt, học tốt.

2.5 Vai trò của các thế hệ đi trước, của thầy giáo trong việc bồi dưỡng thế hệtrẻ. trẻ.

- Giáo dục thế hệ trẻ phải thực hiện phương pháp nêu gương.

Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò quan trọng của thầy, cô giáo với sự nghiệp trồng người, coi nghề dạy học là rất quan trọng, rất vẻ vang: “Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục”185.

- Phải xây dựng đội ngũ những “người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo”.

Hồ Chí Minh yêu cầu về phẩm chất của người thầy:Thật thà yêu nghề; Có đạo đức cáh mạng; Phải yên tâm công tác; Phải thật thà đoàn kết; Phải thương yêu học sinh như con em ruột của mình; Phải luôn thi đua công tác và học tập, thật thà phê bình và tự phê bình cùng giúp nhau tiến bộ.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THI HẾT HỌC PHẦN

1. Trình bày khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh? Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ môn khoa học của khoa học lý luận Mác-Lênin?

2. Phân tích những nguồn gốc ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh? Dựa trên cơ sở nào để khẳng định đến 1930, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được hình thành về cơ bản?

3. Trình bày những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc? Ý nghĩa của vấn đề này trong thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay?

4. Trình bày những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc? Sự vận dụng tư tưởng bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay ở Việt Nam?

5. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân phải được thực hiện trên nền tảng liên minh công-nông và do Đảng Cộng sản lãnh đạo?

6. Phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?

7. Phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?

8. Phân tích những nhân tố đảm bảo sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa do Hồ Chí Minh vạch ra? Sự vận dụng của Đảng và Nhà nước ta về quan điểm của Hồ Chí Minh về động lực con người của chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay?

9. Phân tích những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc? Ý nghĩa của vấn đề này trong thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay?

10. Căn cứ vào đâu mà khẳng định: Hồ Chí Minh là người đầu tiên đã phát hiện đầy đủ, chính xác và khoa học các yếu tố cấu thành của sức mạnh thời đại? Ý nghĩa của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay?

11. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam là bộ phận hạt nhân và là bộ phận lãnh đạo của khối đại đoàn kết toàn dân tộc? Ý nghĩa của vấn đề này trong thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay?

12. Phân tích những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới đã được Hồ Chí Minh nhấn mạnh?

13. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về "Đảng Cộng sản vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, Đảng phải thường xuyên chăm lo củng cố mối quan hệ máu thịt mật thiết với nhân dân"? Ý nghĩa của vấn đề này trong thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay?

14. Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân? Ý nghĩa của vấn đề này trong thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay?

15. Phân tích những chuẩn mực cơ bản và nguyên tắc xây dựng đạo đức con người mới Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh? Ý nghĩa của vấn đề này trong công cuộc đổi mới hiện nay?

16. Phân tích những quan điểm chủ yếu trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh? Ý nghĩa của quan điểm Hồ Chí Minh về sự nghiệp trồng người trong công cuộc đổi mới hiện nay ở Việt Nam?

17. Phân tích những quan điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục? Ý nghĩa của vấn đề này trong công cuộc đổi mới hiện nay?

18. Khi vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào bối cảnh hiện nay cần phải quan tâm đến những vấn đề gì? Nêu và phân tích những quan điểm cơ bản có ý nghĩa phương pháp luận trong tư tưởng Hồ Chí Minh?

19. Những phương hướng và nội dung vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ở Việt Nam?

20. Hồ Chí Minh đã trung thành và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh của Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở những điểm nào?

21. Hồ Chí Minh đã trung thành và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh của Việt Nam về Đảng Cộng sản và Nhà nước ở những điểm nào?

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - THS HOÀNG NGỌC VĨNH ppt (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w