Sdd, t.4, tr 161 66 Sdd, t.10, tr

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - THS HOÀNG NGỌC VĨNH ppt (Trang 33 - 34)

I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

65 Sdd, t.4, tr 161 66 Sdd, t.10, tr

66 Sdd, t.10, tr. 271 67 Sdd, t.10, tr. 159 68 Sdd, t.10, tr. 591 69 Sdd, t.12, tr. 500 70 Sđd- tập 9- trang 588, 592.

ích kinh tế. Người đặc biệt nhấn mạnh chế độ khoán là một trong những hình thức của sự kết hợp lợi ích kinh tế.

+ Mục tiêu văn hoá-xã hội: Theo Hồ Chí Minh, văn hoá là một mục tiêu coa bản của cách mạng XHCN. Chủ nghĩa xã hội gắn liền với văn hóa và là giai đoạn phát triển

cao hơn chủ nghĩa tư bản về giải phóng con người. Văn hóa - tư tưởng không phụ thuộc

một cách máy móc vào những điều kiện sinh hoạt vật chất, vào mức sống, mà có khi cách mạng tư tưởng - văn hóa phải đi trước một bước để dọn đường cho cách mạng công nghiệp. Người yêu cầu “cán bộ phải có văn hóa làm gốc... Công nhân cũng phải có trình

độ kỹ thuật rất cao không kém gì kỹ sư... Nông dân cũng phải biết văn hóa”71. Nền văn hóa mà Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng là nền văn hóa “lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở”, “phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do”, “văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”. Phương châm xây dựng nền văn hoá mới là: dân tộc, khoa học, đại chúng. Mục tiêu cao nhất, động lực quyết định nhất của công cuộc xây dựng CNXH là công cuộc xây dựng chính con người. Người thường khẳng định: Muốn có con người XHCN, phải có tư tưởng XHCN.

+ Mục tiêu về quan hệ xã hội: Theo Hồ Chí Minh, xã hội mà chúng ta xây dựng là

một xã hội công bằng, dân chủ, có quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Người căn dặn:

“muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần phải có những con người xã hội chủ

nghĩa”72. Con người xã hội chủ nghĩa theo quan niệm của Hồ Chí Minh, là con người có tinh thần và năng lực làm chủ, có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, có kiến thức khoa học, kỹ thuật, nhạy bén với cái mới, có tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm...

Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là giải phóng con người, giải phóng mọi tiềm năng sẵn có của con người để phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong giải phóng sức lao động Người chú ý nhiều đến giải phóng sức lao động của phụ nữ. Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của phụ nữ trong cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội: ”Nói phụ nữ là nói phần nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”73. Điều đó thể hiện chủ nghĩa nhân văn, tầm văn hóa và nhãn quan chính trị rộng

lớn của Hồ Chí Minh.

3.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về các động lực của chủ nghĩa xã hội.

Khi trả lời cho câu hỏi “muốn có chủ nghĩa xã hội phải làm gì?”, Người nhấn mạnh nhân tố quyết định thắng lợi của chủ nghĩa xã hội là ra sức phát triển sản xuất, và đặc biệt nhấn mạnh động lực con người74.

Động lực hiểu một cách tóm tắt là tất cả những nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội thông qua hoạt động của con người biểu hiện cả ở hai phương diện vật chất và tư tưởng.

Hệ thống động lực của chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất phong phú. Xét đến cùng, các động lực muốn phát huy được tác dụng đều phải thông qua con người, do đó bao trùm lên tất cả vẫn là động lực con người - con người trên cả hai bình diện: cộng đồng và cá nhân.

- Phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng dân tộc - động lực chủ yếu để phát

triển đất nước.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - THS HOÀNG NGỌC VĨNH ppt (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w