đổi mới hiện nay.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta chỉ rõ: sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn mà chúng ta phải chủ động đón lấy và sáng suốt vượt qua. Trong công cuộc này, chúng ta cần phải nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp, giữa dân tộc với quốc tế, giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội nhằm tao ra những nguồn lực mới đưa sự nghiệp đổi mới tới những thắng lợi mới.
1. Khới dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc nguồn độnglực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. lực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nguồn nội lực hiểu một cách toàn diện, bao gồm con người, trí tuệ, truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng, đất đai, tài nguyên, vốn liếng.. Nhưng tựu trung lại, yếu tố quan trọng và quyết định nhất là nguồn lực con người.
Con người Việt Nam là con người yêu nước nồng nàn, gắn kết cộng đồng, có ý chí kiên cường, bất khuất không cam chịu nô lệ, không cam chịu nghèo hèn.. Dân tộc Việt Nam là dân tộc có tinh thần cố kết cộng đồng dân tộc cao, yêu nước, yêu hoà bình, bất khuất chống giặc ngoại xâm quyết giữ gìn độc lập dân tộc... Chính truyền thống quý báu đó đã được phát huy thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng vô song, đưa đến thắng lợi vĩ đại ở Điện Biên Phủ, Đại thắng mùa xuân 1975.
Ngày nay truyền thống ấy cần được dấy lên mạnh mẽ thành nguồn nội lực vô tận đưa đất nước vượt qua mọi nguy cơ, thách thức vững bước tiến lên.
2. Nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên quan điểm giai cấp.
Đề cao vấn đề dân tộc, nhưng Hồ Chí Minh luôn đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân để giải quyết vấn đề dân tộc:
- Luôn khẳng định vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, vai trò độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong quá trình cách mạng Việt Nam.
- Chủ trương đại đoàn kết rộng rãi, nhưng phải trên nền tảng của liên minh công, nông, trí thức do Đảng lãnh đạo.
- Cần thiết phải biết sử dung bạo lực cách mạng của quần chúng để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù.
- Độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Đó là những quan điểm có tính nguyên tắc, bất biến trong mọi hoàn cảnh. Tuyệt đối hóa một trong các mặt trên đều dẫn đến sai lầm. Phải thấy ở Việt Nam, mục tiêu: “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” không chỉ là vấn đề giai cấp, mà bao gồm cả vấn đề dân tộc.
Vì vậy, đi đôi với tăng cường giáo dục Chủ nghĩa Mác-Lênin, cần làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp dân tộc và giai cấp, dân tộc độc lập và chủ nghĩa xã hội được quán triệt sâu sắc trong toàn đời sống xã hội, lấy đó làm định hướng cho việc giải quyết các vấn đề dân tộc của thời hiện đại.
3. Chăm lo xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệgiữa các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. giữa các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Trong thời đại mới, Đảng ta tiếp tục gương cao ngọn cờ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc Đảng luôn phải chăm lo giải quyết tốt hơn nữa mối quan hệ giữa các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Đại hội IX của Đảng đã nêu rõ: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn luôn
có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng”52.
Trong đền ơn đáp nghĩa cho đồng bào miền núi, giúp miền núi tiến kịp miền xuôi, Hồ Chí Minh chỉ thị: “Các cấp bộ Đảng phải thi hành đúng chính sách dân tộc, thực
hiện sự đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc”53 để “nhân dân no ấm hơn,
mạnh khỏe hơn. Văn hóa sẽ cao hơn. Giao thông tiện lợi hơn. Bản làng tươi vui hơn. Quốc phòng vững vàng hơn”54.
So với nhiều nước trên thế giới hiện nay, mối quan hệ giữa các dân tộc anh em ở nước ta là tốt đẹp và ổn định. Song không phải không có cơ sở để kẻ thù khai thác, lợi dụng. Nhìn vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam hơn 70 năm qua, và nhìn ra trên thế giới mới càng trân trọng và tự hào với di sản tư tưởng lý luận quý báu mà Hồ Chí Minh để lại cho Đảng và dân tộc.
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, hãy làm rõ vì sao trong giai đoạn hiện nay càng phải cần thiết nhận thức và giải quyết các vấn đề dân tộc trên lập trường giai cấp vô sản trong sáng?
Câu hỏi ôn tập
1. Hãy trình bày những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc?
2. Hãy trình bày những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc?
3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng? Sự vận dụng tư tưởng bạo lực cách mạng trong tình hình hiện nay ở Việt Nam?
4. Căn cứ vào đâu để khẳng định: "Cách mạng giải phóng dân tộc có khả năng thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc" là sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện lịch sử mới của Hồ Chí Minh?
5. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân phải được thực hiện trên nền tảng liên minh công-nông và do Đảng Cộng sản lãnh đạo?
52 Đảng Cộng sản Việt Nam- Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX- Nxb CTQG- Hà Nội 2001- Trang 127. 127.
53 Hồ Chí Minh toàn tập- Nxb CTQG- Hà Nội 2000- Tập 9- Trang 457.54 Sđd- Tập 10- Trang 610-611. 54 Sđd- Tập 10- Trang 610-611.
CHƯƠNG 3: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CNXH VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
Từ năm 1920, khi tìm thấy con đường giải phóng dân tộc đi theo cách mạng vô sản, Nguyễn Ái Quốc đã gắn liền hai mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội có nguồn gốc sâu xa từ chủ nghĩa yêu
nước, truyền thống nhân ái, tinh thần cộng đồng làng xã Việt Nam, được hình thành từ
lâu đời trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam. Đó là tư tưởng xã hội chủ
nghĩa sơ khai ở Phương Đông qua thuyết đại đồng của Nho giáo: “Thiên hạ vi công”,
“dân vi quý”, “các tận sở năng, các thủ sở nhu”, v.v..
Khi đến với cách mạng thế giới, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy lý tưởng về một xã
hội nhân đạo, trong đó “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện tất yếu của tự do cho mọi người”, đã tìm thấy trong Chủ nghĩa Mác-Lênin con đường thực hiện ước mơ giải phóng các dân tộc bị áp bức khỏi ách nô lệ.
Năm 1923, khi đến Liên-xô, lần đầu tiên Người được biết đến hiệu quả tích cực
của chính sách kinh tế mới cuả Lênin trên con đường xây dựng một chế độ xã hội mới
của nhân dân Xôviết.
Tất cả những điều ấy là cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.