Sđd Tập 9 Trang 291 58 Sđd Trang 293.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - THS HOÀNG NGỌC VĨNH ppt (Trang 30 - 31)

I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

57 Sđd Tập 9 Trang 291 58 Sđd Trang 293.

2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội.

2.1. Quan điểm của các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất của chủ nghĩa xã hội.

Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra bản chất của chủ nghĩa xã hội có các đặc trưng cơ bản sau:

+ Từng bước xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu để giải phóng cho sức sản xuất xã hội phát triển.

+ Có nền đại công nghiệp cơ khí khoa học hiện đại, tạo ra năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản.

+ Thực hiện sản xuất có kế hoạch.

+ Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, thực hiện công bằng, bình đẳng về lao động và hưởng thụ.

+ Khắc phục dần sự khác biệt giữa các giai cấp, giữa thành thị với nông thôn, giữa lao động trí óc với lao động chân tay, tiến tới một xã hội thuần nhất về giai cấp.

+ Giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bóc lột, tạo điều kiện thuận lợi cho con người tận lực phát triển mọi khả năng sẵn có của mình.

+ Sau khi đạt được những mục tiêu đó, thì chức năng chính trị của Nhà nước dần tiêu vong.

Khi nêu ra những tiêu chí trên, các ông mới chỉ vạch ra những phương hướng phát triển chủ yếu của chủ nghĩa xã hội, nhằm khẳng định tính ưu việt của nó so với chủ nghĩa tư bản. Để tránh rập khuôn, giáo điều, ngay trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã căn dặn: “Trong những nước khác nhau, những biện pháp ấy

dĩ nhiên sẽ khác nhau rất nhiều”59. Nhiệm vụ của những người cộng sản là phải dựa vào những đặc trưng ấy, để bổ sung và phát triển nó trong điều kiện lịch sử mới.

Như vậy, có thể kết luận: Một là, thực tiễn sinh động là cơ sở xây dựng quan niệm

về các đặc trưng bản chất của CNXH. Hai là, Các đặc trưng bản chất của CNXH được các nhà kinh điển đưa ra có ý nghĩa trong cuộc đấu tranh chống tư tưởng, học thuyết phi mác-xít nhằm giành thắng lợi quyết định cho học thuyết cách mạng. Những đặc trưng ấy sẽ dần dần được nhận thức thêm, phù hợp với biện chứng khách quan của hiện thực.

2.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất của chủ nghĩa xã hội.

Thống nhất với các nhà kinh điển về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội, trong thực tiễn chỉ đạo xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và ở những thời điểm khác nhau, Hồ Chí Minh đã nêu lên quan niệm của mình về những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội:

Trả lời cho câu hỏi “chủ nghĩa xã hội là gì?”, Người có các cách diễn giải:

+ Chủ nghĩa xã hội là giải phóng nhân dân lao động khỏi nghèo nàn lạc hậu, ai cũng có công ăn việc làm, ai cùng được ấm no hạnh phúc;

+ Chủ nghĩa xã hội là thực hiện công hữu về tư liệu sản xuất;

+ Chủ nghĩa xã hội là xóa bỏ bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng trong lao động và hưởng thụ;

+ Chủ nghĩa xã hội là phát triển văn hóa, khoa học vì con người;

+ Chủ nghĩa xã hội là do quần chúng nhân dân xây dựng nên và do Đảng lãnh đạo; + Chủ nghĩa xã hội là quyền làm chủ thuộc về nhân dân, cán bộ, đảng viên là đầy tớ trung thành của nhân dân.

Một số định nghĩa cơ bản của Hồ Chí Minh về CNXH là: Trước 1954, khi CNXH là xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam, Người định nghĩa tổng quát, xem CNXH,

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - THS HOÀNG NGỌC VĨNH ppt (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w