Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - THS HOÀNG NGỌC VĨNH ppt (Trang 40 - 43)

độ lên chủ nghĩa xã hội vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.

Những tư tưởng của Hồ Chí Minh về bản chất, mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội, về tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bước đi

và phương thức tiến hành chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đang được Đảng ta kế thừa, vận

dụng và phát triển trong công cuộc đổi mới hiện nay. Cụ thể:

1. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Hơn 70 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng và bằng kinh nghiệm lịch sử của mình, nhân dân ta đã thấm thía sâu lời dạy của Hồ Chí Minh, rằng “nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Chúng ta nhận thức sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới thực hiện được ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh và cũng là mong muốn ngàn đời của nhân dân ta. Độc lập dân tộc là

điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc.

Ngày nay, đổi mới với chúng ta không bao giờ là thay đổi mục tiêu. Đổi mới nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” cũng chính là để hoàn thành mục tiêu, lý tưởng của Hồ Chí Minh và của nhân dân ta trong một hoàn cảnh mới.

Kẻ thù, lợi dụng sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu muốn chúng ta từ bỏ sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa. Nhưng nhân dân ta, qua bài học đắt giá của Liên Xô và Đông Âu quyết không bao giờ từ bỏ sự lựa chọn chủ nghĩa xã hội của mình.

Tuy nhiên, xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực, là một sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp. Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội chấp nhận theo cơ chế thị trường vừa tạo ra cho xã hội Việt Nam nhiều động lực mới, đồng thời cũng đặt Việt Nam trước những thách thức to lớn làm chỗ dựa cho những âm mưu “diễn biến hòa bình” của kẻ thù.

Làm thế nào để có thể sử dụng các hình thức, các phương thức của chủ nghĩa tư bản nhằm phục vụ đắc lực cho chủ nghĩa xã hội mà không bị chệch hướng sang chủ nghĩa tư bản; Làm sao cho tăng trưởng kinh tế luôn đi đôi với công bằng xã hội, với sự lành mạnh về đạo đức, tinh thần? Câu trả lời không có sẵn trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng Người đã cho ta phương hướng và phương pháp suy nghĩ để tìm ra những giải pháp hữu hiệu.

2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồnlực, trước hết là nguồn lực nội sinh để thực hiện CNH-HĐH đất nước. lực, trước hết là nguồn lực nội sinh để thực hiện CNH-HĐH đất nước.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một tất yếu đối với tất cả các nước nông nghiệp lạc hậu quá độ lên xã hội chủ nghĩa không kinh qua tư bản chủ nghĩa. Với Việt Nam không chỉ là công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà phải là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Quán triệt sâu sắc quan niệm của Hồ Chí Minh: chủ nghĩa xã hội là công trình của tập thể nhân dân, do nhân dân tự xây dựng nên dưới sự lãnh đạo của Đảng, phải đem “tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân”, chúng ta phải phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Muốn thế phải thực hiện nghiêm túc cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và phải nhất quan thực hiện chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh, trên cơ sở lấy liên minh công-nông-trí thức làm nòng cốt. Hợp tác, tranh thủ sự đóng góp, ủng hộ của tất cả những ai tán thành đổi mới vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

3. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Chúng ta phải ra sức tranh thủ tối đa mọi cơ hội tốt cho xu thế hội nhập toàn cầu hóa của công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới tạo ra, phải phát huy hiệu lực và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, phải có cơ chế, chính sách tốt để thu hút vốn đầu tư, điều chỉnh cơ cấu đầu tư nhằm khai thác và sử dụng tốt nhất các nguồn lực bên ngoài, thực hiện tốt kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, không có sự viện trợ lớn nào là hoàn toàn vô tư. Vì vậy, tranh thủ hợp tác phải đi đôi với thường xuyên khơi dậy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc, kêu gọi toàn dân sẵn sàng đem nhân lực, vật lực, tài lực để tăng cường sức mạnh quốc gia.

Giao lưu, hội nhập đồng thời phải không ngừng trau dồi bản lĩnh và bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt cho thanh niên để tiếp thu tốt tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời có sức đề kháng tốt chống mọi yếu tố văn hóa độc hại từ bên ngoài tràn vào.

4. Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩymạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, thực hiện cần kiệm xây dựng CNXH. mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, thực hiện cần kiệm xây dựng CNXH.

Muốn phát huy quyền làm chủ của nhân dân, trước hết cán bộ, đảng viên, những người thừa hành công vụ phải trong sạch, liêm khiết, phải thực sự là người đầy tớ trung thành và tận tụy của nhân dân. Bài học vô giá mà Hồ Chí Minh đã dày công giáo dục

chúng ta là phải không ngừng chăm lo tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Phải thường xuyên chỉnh đốn Đảng và làm trong sạch bộ máy Nhà nước, phải làm cho Nhà nước thực sự là “của dân, do dân, vì dân”.

Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa đang kích thích lòng ham muốn và lối sống tiêu dùng trong một bộ phận cán bộ và nhân dân. Hiện nước ta còn nghèo, làm chưa đủ ăn, chưa đủ để trả nợ. Vì vậy, tiết kiệm không chỉ là một nếp sống đạo đức, mà nó còn là một chính sách kinh tế. Mọi biểu hiện của xa hoa, lãng phí đều dẫn đến xâm phạm tài sản của nhân dân, nó đều là một vấn đề chính trị. Cần phải làm cho khẩu hiệu “cần kiệm xây dựng đất nước” của Hồ Chí Minh đi vào cuộc sống, trở thành một nét đẹp văn hóa của Việt Nam.

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN

Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, hãy cho biết vì sao chủ nghĩa xã hội đã bị sụp đổ ở Liên-Xô và Đông Âu từ 1991, nhưng hiện nay Đảng và Nhà nước ta vẫn khẳng định Việt Nam tiếp tục kiên định con đường lên chủ nghĩa xã hội?

Câu hỏi ôn tập

1. Phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Sự vận dụng của Đảng và Nhà nước ta về tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay?

2. Phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Sự vận dụng của Đảng và Nhà nước ta về tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay?

3. Phân tích những nhân tố đảm bảo sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa do Hồ Chí Minh vạch ra? Sự vận dụng của Đảng và Nhà nước ta về những nhân tố đảm bảo sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay?

4. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về động lực con người của chủ nghĩa xã hội? Sự vận dụng của Đảng và Nhà nước ta về quan điểm đó trong giai đoạn hiện nay?

5. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Phân tích đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà Hồ Chí Minh đã đề cập?

CHƯƠNG 4: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC,KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thống kê, phân tích những bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh đã được công bố trong Hồ Chí Minh toàn tập (12 tập/2000), kết quả cho thấy có tới 1827 lần Người nhắc đến vấn đề đại đoàn kết dân tộc, các bài có đề cập đến vấn đề đại đoàn kết chiếm trên 40% số bài nói và viết của Người. Trong một số bài, Người đã nhiều lần nói đến đoàn kết, đại đoàn kết dân tộc: trong Sửa đổi lề lối làm việc (tập 5) 16 lần, trong Bài nói tại

buổi khai mạc Đại hội thống nhất Việt Minh- Liên Việt (tập 6) 17 lần, trong Diễn văn kỷ niệm Quốc khánh 1957 (tập 8) 19 lần...

Với cương vị là lãnh tụ tối cao của dân tộc, Người trở thành linh hồn cuỉa khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng rộng rãi và bền vững. Đại đoàn kết dân tộc là một nội dung xuyên suốt trong tư tưởng và trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - THS HOÀNG NGỌC VĨNH ppt (Trang 40 - 43)