Quá trình nhận thức của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - THS HOÀNG NGỌC VĨNH ppt (Trang 48)

II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

1.Quá trình nhận thức của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

đại.

Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một trong những bài học thắng lợi của cách mạng Việt Nam, là một tư tưởng của Hồ Chí Minh đã được các Đại hội của Đảng ta liên tiếp khẳng định và nêu cao. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay thì ý nghĩa của bài học ấy càng có tính thời sự sâu sắc, nó là một điều kiện không thể thiếu để giúp chúng ta tiếp tục giành những thắng lợi mới.

1. Quá trình nhận thức của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa sức mạnh dântộc với sức mạnh thời đại. tộc với sức mạnh thời đại.

a. Nhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh dân tộc.

+ Hồ Chí Minh luôn luôn chú trọng đề cao sức mạnh của truyền thống dân tộc: “Xét trong lịch sử Việt Nam, Dân ta vốn cũng vẻ vang anh hùng. Nhiều phen đánh bắc, dẹp đông, oanh liệt con Rồng cháu Tiên”107. Người đặc biệt đề cao sức mạnh của truyền

thống yêu nước. Vì vậy, dù trong những hoàn cảnh đen tối nhất, Người vẫn bộc lộ một niềm lạc quan tin tưởng sâu sắc vào sức mạnh của dân tộc. Chính thế mà Người đã

khẳng định: “chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước”108.

Dù đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, nhưng Người cũng đã thấy rõ: không thể đánh thắng kẻ thù mới bằng con đường cũ, cách làm cũ trong một thế giới đã có nhiều thay đổi. Người đã quyết định phải đi ra nước ngoài tìm

đường lối và phương pháp đúng đắn cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng đồng bào. b. Nhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh thời đại được hình thành từng bước,

từ cảm tính đến lý tính, thông qua hoạt động thực tiễn mà tổng kết thành lý luận.

Ra đi tìm đường cứu nước, hòa mình trong môi trường hoạt động của giai cấp công nhân, chứng kiến cuộc sống cực khổ của nhân dân các nước thuộc địa, Người đã phát hiện ra: “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”109. Đó là cơ sở đầu tiên để hình thành nhận thức: muốn

giải phóng dân tộc mình cần thiết phải đoàn kết với các dân tộc khác cùng chung cảnh ngộ. Người kêu gọi: “Vì nền hòa bình thế giới, vì tự do và ấm no, những người bị bóc lột

thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại và chống bọn áp bức”110.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - THS HOÀNG NGỌC VĨNH ppt (Trang 48)