Sdd, t.8, tr 226 63 Sdd, t.8, tr

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - THS HOÀNG NGỌC VĨNH ppt (Trang 32 - 33)

I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

62 Sdd, t.8, tr 226 63 Sdd, t.8, tr

63 Sdd, t.8, tr. 276 64 Sdd, t.10, tr. 556

người lao động, theo các nấc thang từ thấp lên cao, tạo ra tính hấp dẫn, năng động của chế độ xã hội mới.

Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của CNXH theo Hồ Chí Minh là thống nhất. Người “chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”65. Đây cũng chính là mục tiêu tổng quát theo cách diễn đạt của Hồ Chí Minh về CNXH.

Tiếp cận CNXH về phương diện mục đích là một nét đặc sắc, thể hiện phong cách và năng lực tư duy lý luận khái quát của Hồ Chí Minh. Người đã có nhiều cách đề cập mục đích của CNXH: “Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”66; “Không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân”67; “Làm cho dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động thì được nghỉ, những phong tục tập quan không tốt đần dần dần được xoá bỏ... Tóm lại, xã hội ngày càng tiến bộ, vất chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt”68; “Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”69.

Mục tiêu cao nhất của CNXH trong quan niệm của Hồ Chí Minh là nâng cao đời sống của nhân dân. Trượt khỏi quỹ đạo đó thì hoặc là CNXH giả tạo, hoặc không có gì tương hợp với CNXH cả. Chỉ rõ và nêu bật mục tiêu của CNXH, Hồ Chí Minh đã khẳng định tính ưu việt của CNXH so với các chế độ xã hội đã tồn tại trong lịch sử, chỉ ra nhiệm vụ giải phóng con người một cách toàn diện: Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, hình thành các nhân cách phát triển tự do.

Quá trình đi tới mục tiêu cuối cùng của CNXH là một quá trình lâu dài, trải qua một thời kỳ quá độ, nhiều bước trung gian, quá độ nhỏ. Chính thế, Hồ Chí Minh đã xác định mục tiêu cụ thể của thời kỳ quá độ lên CNXH trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội:

+ Mục tiêu chính trị: Theo Hồ Chí Minh, chế độ chính trị mà chúng ta xây dựng là

chế độ xã hội do dân làm chủ. Nhà nước phải ra sức phát huy quyền làm chủ của nhân

dân. Trong Nhà nước dân chủ, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. Cán bộ, đảng viên chỉ là đầy tớ của nhân dân. Cán bộ, đảng viên phải chăm lo trau dồi đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Nhân dân phải chăm lo việc nước như việc nhà, mọi người đều phải có nghĩa vụ lao động, bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng và chấp hành pháp luật, học tập và nâng cao trình độ về mọi mặt để xứng đáng vai trò của người chủ.

+ Mục tiêu kinh tế: Theo Hồ Chí Minh, nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng là “nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ

thuật tiên tiến”, “cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được xóa bỏ”, “kinh tế quốc doanh là hình thức sở hữu của toàn dân, nó lãnh đạo nền kinh tế quốc dân và Nhà nước phải đảm bảo cho nó phát triển ưu tiên”70. Không có nền công nghiệp hiện đại thì không thể

có chủ nghĩa xã hội. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quy luật tất yếu của các nước lạc hậu chưa qua tư bản chủ nghĩa. Đồng thời, Người rất quan tâm việc kết hợp các loại lợi

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - THS HOÀNG NGỌC VĨNH ppt (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w