1.1 Muốn thức tỉnh một dân tộc, trước hết phải thức tỉnh thanh niên.
Muốn thức tỉnh dân tộc, trước hết phải thức tỉnh thanh niên, là vì: Theo Người, thanh niên là những người trẻ tuổi, có sức khoẻ, nhiệt tình, hăng hái, ham tìm hiểu, nhanh tiếp thu cái mới.., có vai trò quan trọng trong các phong trào xã hội. Thức tỉnh thanh niên là bước đầu tiên để thức tỉnh một dân tộc đứng lên giành độc lập và xây dựng xã hội mới.
I.2 Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội, của dân tộc.
Năm 1946, trong thư gửi học sinh, Người viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”176. Điều này khẳng định vai trò quan trọng của thanh niên đối với sự phát triển của xã hội. Chăm lo tốt cho thế hệ trẻ là đảm bảo tương lai phát triển bền vững và tươi sáng của dân tộc.
1.3. Sự phát triển của xã hội phần lớn phụ thuộc vào thanh niên.
Người viết: “Người ta thường nói: Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải ra làm việc chuẩn bị cho cái tương lai đó”177. Chính thế mà Người khuyên thanh niên: “Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền, Đào núi và lấp biển, Quyết chí ắt làm nên”178.
1.4 Sự học tập, rèn luyện của thế hệ trẻ góp phần quan trọng đến tương lai pháttriển của đất nước. triển của đất nước.
Trong ngày khai trường đầu tiên sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong thư gửi cho học sinh, Người kêu gọi: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”179.
Trong thư gửi nhi đồng nhân Tết Trung thu đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Người viết: “Ngày nay các cháu là nhi đồng. Ngày sau, các cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới. Các cháu đoàn kết thì thế giới hoà bình và dân chủ, sẽ không có chiến tranh. Các cháu phải thi đua, tuỳ theo sức của các cháu, làm được việc gì có ích cho kháng chiến thì thi đua việc ấy”180.
1.5 Vai trò của giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ đối với sự nghiệp cách mạng.
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo. Người viết: “Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí”181, vì “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài”182. Không có giáo dục, không có cán bộ thì không thể nói gì đến kinh tế và văn hoá. Trong đào tạo cán bộ thì giáo dục là bước đầu tiên. Trong chăm lo giáo dục,
176 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, t.4, tr.167.177 Sđd, t.5, tr. 185. 177 Sđd, t.5, tr. 185. 178 Sđd, t.6, tr. 95. 179 Sđd, t.4, tr. 33. 180 Sđd, t.6, tr. 300. 181 Sđd, t.4, tr. 36. 182 Sđd, t.4, tr. 451.