Lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu phù hợp đĩng vai trị rất quan trọng trong thực hiện một nghiên cứu vì nĩ tham gia một cách xuyên suốt trong cả quá trình nghiên cứu. Quan trọng hơn, cách tiếp cận nghiên cứu liên quan trực trực tiếp với phương pháp tiếp cận các lý thuyết, khái niệm và kết quả nghiên cứu trước đây được sử dụng và rút ra trong phần tổng quan nghiên cứu. Cĩ hai cách tiếp cận nghiên cứu là: tiếp cận suy diễn (deductive approach) và tiếp cận quy nạp (inductive approach), nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận suy diễn.
Saunders và Lewis (2012) đã định nghĩa “Cách tiếp cận suy diễn là một trong hai cách tiếp cận nghiên cứu mà theo đĩ chiến lược nghiên cứu được thiết kế nhằm kiểm tra/kiểm định một giả thuyết/lý thuyết đề xuất”. Nĩi cách khác, cách tiếp cận suy diễn nên được sử dụng khi nhà nghiên cứu cần phát triển một lý thuyết hoặc giả thuyết, sau đĩ thiết kế một chiến lược nghiên cứu để kiểm tra lý thuyết/giả thuyết này (Thornhill và cộng sự, 2009). Walliman (2017) cho rằng lý thuyết phải được thể hiện trong một luận điểm khoa học được gọi là giả thuyết nghiên cứu nhằm kiểm định thơng qua các quan sát và phương pháp thực nghiệm, và tất cả các giả thuyết này sẽ cung cấp câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu mà tác giả đặt ra. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu theo cách tiếp cận suy diễn, cĩ 5 bước quan trọng như sau (Saunders và Lewis, 2012):
Xác định câu hỏi nghiên cứu
Đưa các câu hỏi vào nghiên cứu thực nghiệm
Tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi này
Phân tích các kết quả để xem nĩ ủng hộ giả thuyết nghiên cứu hay cần phải cĩ sự điều chỉnh
Khẳng định lại sự chính xác của lý thuyết ban đầu hoặc đề xuất thay đổi theo những phát hiện từ nghiên cứu
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu theo cách tiếp cận suy diễn
Nguồn: tác giả tổng hợp