Kích thước mẫu đạt độ tin cậy là một chủ đề tranh luận và chưa cĩ sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu, và phụ thuộc vào các kỹ thuật thống kê sử dụng trên dữ liệu. Chẳng hạn, Hair và cộng sự (2006) cho rằng cỡ mẫu tối thiểu cho một nghiên cứu định lượng là 100. Đối với những nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy, Tabachnick và cộng sự (2007) đưa ra cơng thức lấy mẫu tối thiểu là: n ≥ 50 + 8p, trong đĩ n là cỡ mẫu, p là số biến độc lập. Comrey và Lee (2013) đưa ra các kích thước mẫu khác nhau với các mức đánh giá tương ứng: 100 = kém, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời. Đối với các nghiên cứu khảo sát sử
dụng phương pháp phân tích nhân tố cĩ thể sử dụng quy tắc nhân 5 hoặc nhân 10, tức là cỡ mẫu tối thiếu phải lớn hơn 5 lần hoặc 10 lần số biến quan sát.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, vấn đề kích thước mẫu bao nhiêu là đủ lớn vẫn chưa thể xác định được một cách chính xác. Hơn nữa, kích thước mẫu cịn phụ thuộc vào các phương pháp ước lượng sử dụng trong nghiên cứu cụ thể. Dựa vào một số nghiên cứu trên thế giới thì tính đại diện của số lượng mẫu được lựa chọn khảo sát sẽ thích hợp khi kích thước mẫu là 5 mẫu cho một ước lượng. Mơ hình khảo sát trong luận án gồm 54 biến quan sát, nên ta cĩ kích cỡ mẫu cần thiết để đạt được độ chính xác cần thiết là từ 54*5 = 270 quan sát trở lên. Vậy, mẫu dùng trong khảo sát là 542 quan sát nên tính đại diện của mẫu vẫn đảm bảo cho nghiên cứu.