Vốn con người và kết quả tìm việc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 100 - 102)

Vốn cĩ người (gồm các nhân tố: kinh nghiệm làm việc, trình độ đào tạo, kỹ năng làm việc, trình độ ngoại ngữ và kỹ năng tìm việc) cĩ cả tác động trực tiếp lẫn gián tiếp lên kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp.

Mức độ tác động của nhân tố kỹ năng làm việc lên kết quả tìm việc là lớn nhất ở tác động trực tiếp, và đứng thứ 2 trong tác động gián tiếp, cho thấy tầm quan trọng của kỹ năng làm việc trong quá trình tìm việc của thanh niên thất nghiệp. Kết quả này hồn tồn được ủng hộ bởi Vinokur và Schul (2002) và Wanberg và cộng sự (2002). Những học giả này cũng chỉ ra rằng, các quyết định tuyển dụng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi kỹ năng làm việc của người tìm việc hoặc người tuyển dụng thường quan tâm hơn đến kỹ năng làm việc khi đưa ra quyết định. Kỹ năng làm việc cĩ được thơng qua quá trình đào tạo và/hoặc thời gian làm việc đủ dài ở một cơng việc nhất định. Do đĩ người tìm việc với kỹ năng làm việc tốt sẽ nắm vững những kỹ năng cốt lõi cho cơng việc mà họ hướng đến, nhờ vậy, họ sẽ dễ thuyết phục được nhà tuyển dụng và cĩ được cơng việc phù hợp.

Kỹ năng tìm việc là nhân tố được tác giả đề xuất thêm mới vào mơ hình cũng được chứng minh rằng cĩ tác động trực tiếp và gián tiếp đáng kể lên kết quả tìm việc (xếp thứ 2 trong nhĩm nhân tố về vốn con người). Kết quả phân tích của luận án đã đĩng gĩp thêm bằng chứng rằng kỹ năng tìm việc là những kỹ thuật (kỹ thuật tìm kiếm thơng tin việc làm, viết hồ sơ xin việc, trả lời phỏng vấn…) mà người tìm việc cĩ thể áp dụng được trong quá trình tìm kiếm thơng tin và ứng tuyển vào vị trí việc làm đã giúp họ nâng cao hiệu quả tìm việc. Những người cĩ kỹ năng tìm việc làm tốt thường cĩ được cơng việc với sự phù hợp cao với nhu cầu đặt ra về mức lương và trình độ kỹ năng, điều này cũng đã được chứng minh trong nghiên cứu của Millimet (2005).

Tương tự như kỹ năng làm việc, nhân tố trình độ ngoại ngữ cũng được tác giả đề xuất thêm mới để phù hợp với bối cảnh thực tế tại Việt Nam. Khi quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, ngày càng nhiều các cơng ty, tổ chức cĩ yếu tố nước ngồi hoạt động tại Việt Nam kéo theo yêu cầu ngày càng lớn về khả năng sử dụng ngoại ngữ của NLĐ. Kết quả phân tích định lượng cho thấy, trình độ ngoại ngữ cĩ tác động thuận chiều trực tiếp và gián tiếp lên kết quả tìm việc trở lại. Hiện nay, NLĐ nĩi chung, đặc biệt là ở các khu cơng nghiệp, khu chế xuất, ngày càng được yêu

cầu trang bị kỹ năng ngoại ngữ cần thiết để phục vụ cơng việc. Ít nhất cần đảm bảo được giao tiếp cơ bản với các trưởng ca, kíp, quản đốc người nước ngồi, và đọc hiểu được các hướng dẫn, chỉ dẫn đơn giản trên máy mĩc phục vụ cơng việc. Tầm quan trọng của ngoại ngữ đối với lao động, đặc biệt ở các KCN, KCX mới đây cũng được khẳng định tại Toạ đàm “Nhân lực trong khu cơng nghiệp, khu kinh tế: Thực trạng và giải pháp” diễn ra vào ngày 6/7/2021 ở Hà Nội. Theo đĩ, các đại biểu tham dự toạ đàm đều đồng quan điểm rằng, hiện nay việc trang bị đủ ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Trung) cho lao động trong KCN, KCX, đặc biệt là LLLĐ quản lý từ cấp thấp (trường ca, kíp, phân xưởng) là đặc biệt quan trọng. Và nhu cầu đối với lao động cĩ ngoại ngữ ngày càng tăng cao để đáp ứng yêu cầu cả về chuyên mơn kỹ thuật lẫn giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày tại KCN, KCX.

Với mẫu nghiên cứu người thất nghiệp khu vực chính thức tại Hà Nội, nghiên cứu đã phát hiện ra kinh nghiệm làm việc đĩng gĩp tích cực đến kết quả tìm việc của họ. Vai trị của kinh nghiệm làm việc trong hoạt động tìm việc trở lại của người thất nghiệp hồn tồn đồng nhất với kết quả trong nhiều nghiên cứu trên thế giới như Moynihan và cộng sự (2003), Gnambs (2017) … Đặc biệt McArdle và cộng sự (2007) cũng sử dụng mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM để tìm ra được tác động thuận chiều trực tiếp và gián tiếp của kinh nghiệm làm việc lên kết quả tìm việc. Kinh nghiệm làm việc giúp NLĐ rút ngắn thời gian thất nghiệp và cĩ cơ hội tìm được những cơng việc phù hợp với nhu cầu và năng lực của họ. Khi kinh nghiệm làm việc được thể hiện đầy đủ trong hồ sơ xin việc hoặc trong quá trình phỏng vấn sẽ cĩ tác động tích cực lên quyết định tuyển dụng.

Kết quả phân tích đã chỉ ra rằng, chưa cĩ cơ sở chứng minh trình độ đào tạo tác động tích cực cĩ ý nghĩa lên kết quả tìm việc của người thất nghiệp (do P>0,1). Điều này khơng tương đồng với một số kết quả nghiên cứu trước đây như Maxwell (1989), Riddell và Song (2011), Moynihan và cộng sự (2003)… Những nghiên cứu này đều chỉ ra mối tương quan thuận chiều giữa trình độ đào tạo và tỷ lệ tìm việc làm thành cơng của người thất nghiệp. Tuy nhiên thực tế số liệu trong luận án cho thấy rằng hiện nay các nhà tuyển dụng cĩ thể khơng thực sự chú trọng đến bằng cấp, trình độ đào tạo từ trường lớp của NLĐ. Trong một thời gian dài, các nhà tuyển dụng đặt nặng vấn đề bằng cấp của ứng viên, tuy nhiên qua thực tiễn bằng cấp, trình độ đào tạo và khả năng tác nghiệp trong thực tiễn cĩ khoảng cách lớn. Nhiều NLĐ được đào tạo bằng cấp tốt nhưng lại thiếu kỹ năng thực hành, dẫn đến hiệu quả cơng việc khơng cao và tốn chi phí đào tạo lại tại doanh nghiệp, đặc biệt đối với nhĩm lao động mới tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng. Do vậy, những năm gần đây, các nhà tuyển dụng dành nhiều

ưu tiên hơn cho những lao động cĩ kinh nghiệm, kỹ năng nghề, ngoại ngữ… là những yếu tố cĩ thể kiểm chứng hiệu quả và ứng dụng được ngay trong cơng việc. Cĩ bằng cấp tốt nhưng lại thiếu đi kinh nghiệm làm việc hay kỹ năng làm việc là vấn đề dễ thấy ở thanh niên thất nghiệp, đặc biệt đối với người mới tốt nghiệp từ các trường đại học. Hầu hết các doanh nghiệp khi tuyển dụng đều muốn NLĐ cĩ thể tham gia ngay vào chuỗi sản xuất, kinh doanh của họ nhờ kinh nghiệm, kỹ năng làm việc phù hợp, từ đĩ tạo ra giá trị lao động tương xứng với mức lương họ trả. Do đĩ, bằng cấp cao chưa hẳn đã là lợi thế cạnh tranh của NLĐ khi đi tìm việc, thậm chí cịn là rào cản nếu họ kỳ vọng vào một mức lương tương xứng với bằng cấp trong khi kinh nghiệm làm việc hay kỹ năng lao động cịn chưa đáp ứng được yêu cầu cơng việc. Bên cạnh đĩ, người cĩ trình độ đào tạo càng cao thường cĩ nhiều yêu cầu khắt khe hơn về mức lương cũng như điều kiện lao động hay thậm chí là muốn được làm ở những cơng ty lớn nhằm “tương xứng” với bằng cấp của họ. Vì thế, đây cũng là một rào cản khiến cho thanh niên thất nghiệp gặp khĩ khăn trong tìm việc trở lại với vị thế là người thất nghiệp, trái ngược hồn tồn với khi họ đang cĩ việc làm và tìm việc mới để thay đổi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)