Động lực tìm việc và kết quả tìm việc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 102 - 103)

Từ mơ hình lý thuyết được xây dựng và kết quả nghiên cứu định lượng đã khẳng rằng, các nhân tố về động lực tìm việc cĩ tác động gián tiếp lên kết quả tìm việc thơng qua biến trung gian là hành vi tìm việc. Trong đĩ, hai nhân tố được tác giả đề xuất thêm mới vào mơ hình nghiên cứu là áp lực gia đình và áp lực xã hội đĩng vai trị chủ đạo và tương đương nhau trong tác động thuận chiều lên kết quả tìm việc (cĩ hệ số tác động dương bằng nhau). Ý tưởng nghiên cứu hai nhân tố này xuất phát từ bối cảnh văn hố – xã hội tại Việt Nam, người thất nghiệp thường phải chịu những áp lực xuất phát từ phía gia đình (như khĩ khăn về kinh tế, suy giảm vai trị trong gia đình khi thất nghiệp…) hay áp lực xuất phát từ phía xã hội (là những định kiến, quan điểm tiêu cực về thất nghiệp làm ảnh hưởng đến tâm lý hoặc cuộc sống của họ) khiến họ phải vận động để thốt khỏi trạng thái thất nghiệp. Các áp lực từ gia đình hay xã hội thúc đẩy người thất nghiệp tham gia nhiều hơn vào các hoạt động tìm việc, do đĩ họ sẽ cĩ hành vi tìm việc tích cực hơn (hệ số tác động lên biến trung gian hành vi tìm việc của áp lực gia đình và xã hội là dương lớn nhất và tương đương nhau trong 4 nhân tố thành phần động lực tìm việc). Từ đĩ sẽ giúp họ sớm tìm được việc làm và hướng đến những cơng việc với mức thu nhập đáp ứng được nhu cầu tài chính hiện tại. Kết quả này cũng phù hợp với mơ hình lý thuyết hành vi cĩ kế hoạch (TPB) và thuyết nhận thức xã hội. Theo đĩ, khi người thất nghiệp cảm thấy áp lực, họ sẽ điều chỉnh hành vi phù hợp để thốt khỏi những áp lực này.

Mối quan hệ giữa mạng lưới quan hệ xã hội và kết quả tìm việc là thuận chiều và gián tiếp thơng qua hành vi tìm việc. Kết quả phân tích này được ủng hộ bởi các nghiên cứu của Wanberg và cộng sự (2000), Wanberg và cộng sự (2002), Bonoli và Turtschi (2015). Theo đĩ, mạng lưới quan hệ xã hội tốt hơn cĩ mối liên hệ chặt chẽ tới quá trình chuyển đổi sớm hơn từ trạng thái thất nghiệp sang cĩ việc làm, và cĩ thể bù đắp những bất lợi trong quá trình tìm việc bắt nguồn từ sự khác biệt về trình độ giáo dục, tình trạng di cư. Mạng lưới mối quan hệ cĩ liên quan chặt chẽ với hành vi tìm việc tích cực và từ đĩ làm tăng khả năng tìm được việc trở lại. Những người thất nghiệp sử dụng mạng lưới mối quan hệ thường xuyên (thường xuyên liên hệ và trao đổi về vấn đề việc làm) sẽ cĩ nhiều lợi thế trong tìm việc hơn.

Định hướng cơng việc của thanh niên thất nghiệp trong mẫu nghiên cứu được chứng minh rằng cĩ tác động ngược chiều lên kết quả tìm việc thơng qua hành vi tìm việc, tuy nhiên phát hiện này đối lập với quan điểm của một số học giả trên thế giới như Wanberg và cộng sự (2002), McArdle và cộng sự (2007), Zikic và Saks (2009). Sự trái ngược này cĩ thể phần nào được lý giải do khi NLĐ cĩ định hướng cơng việc rõ ràng, họ tin tưởng vào năng lực bản thân trong tìm việc, do đĩ mức độ tích cực trong các hoạt động tìm kiếm việc làm làm đi. Thay vào đĩ, họ chỉ hướng đến một số vị trí việc làm thực sự phù hợp với bản thân họ và khơng sẵn sàng cho những cơ hội việc làm mà họ cho rằng ít khả quan hơn. Vì vậy, định hướng cơng việc càng rõ ràng thì người tìm việc càng ít thực hiện các hoạt động tìm việc, do đĩ gián tiếp ảnh hưởng ngược chiều lên kết quả tìm việc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)