Khai thác hiệu quả trong các lễ hội tôn giáo và Festival

Một phần của tài liệu 3_DoThiMinhHue_VHL401 (Trang 89 - 91)

3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi cả số và chữ):

3.3.2. Khai thác hiệu quả trong các lễ hội tôn giáo và Festival

Nhận thức được giá trị của việc ăn chay và ý nghĩa của việc quảng bá ẩm thực chay đến các phật tử cũng như nhiều đối tượng du khách, văn hóa ẩm thực chay đặc sắc của xứ Huế đã được đem ra giới thiệu tại một số lễ hội Phật giáo và các kỳ Festival trước đây như Đại lễ Phật đản 2009, 2010, Festival “Bếp Việt trong vườn Huế” 2011 và đã thu được những thành công nhất định. Song tiềm năng của ẩm thực chay còn có thể khai thác nhiều hơn thế. Để ẩm thực chay ngày càng đến được với nhiều người hơn, thiết nghĩ không nên tổ chức dàn trải hoặc lặp đi lặp lại một loại lễ hội mà có thể thay đổi linh hoạt theo từng năm. Nói cách khác, mỗi một năm nên chọn một lễ hội đặc trưng về phật giáo tại Huế để làm đòn bẩy đưa khách đến, đồng thời khắc phục được tính mùa vụ trong du lịch. Chẳng hạn năm nay có thể tổ chức vào dịp đại lễ Phật đản (tháng 4 âm lịch), năm tới tổ chức vào mùa Vu lan báo hiếu (tháng 7 âm) hoặc cũng có thể nghiên cứu lễ hội Quán Thế Âm (ngày 18,19 tháng 6 âm), biến lễ hội này thành một sự kiện văn hóa - tôn giáo lớn của tỉnh và tổ chức thay đổi thường xuyên hàng năm. Thậm chí có thể nghiên cứu một đề án “Festival du lịch tâm linh”, đề ra nội dung, mục đích, thành viên, cách tổ chức để tiến tới có một Festival riêng về Phật giáo 2 năm/lần, tổ chức vào các năm lẻ trong dịp lễ Phật đản (rằm tháng tư).

Tại những lễ hội này, Ban tổ chức cần nghiên cứu để tạo ra những không gian riêng biệt, độc đáo cho việc trình diễn ẩm thực chay. Đó có thể là một khung cảnh không gian hết sức bình dị và duyên quê với những ngôi nhà tranh tinh tế, dễ thương, được trang trí bằng những giàn bầu, giàn mướp cùng các loại cà, ớt, mồng tơi…; đó cũng có thể là không gian của một ngôi chùa cổ kính, một khu vườn thiền hay thậm chí là một gian thiền đường thanh tịnh, trầm mặc, giản dị, đơn sơ… Trong những không gian đó sẽ diễn ra các hoạt động như: giới

thiệu các thực phẩm chay; thuyết giảng cho du khách có cái nhìn đúng đắn về giá trị của việc ăn chay, chế độ ăn uống khoa học, thái độ và phương pháp ăn uống cho sức khỏe và cộng đồng; giới thiệu món ăn chay truyền thống để phổ cập rộng rãi trong quần chúng. Đồng thời không thể thiếu đi phần quan trọng nhất là du khách sẽ được tận mắt chứng kiến các sư cô cùng phật tử chế biến những món chay truyền thống xứ Huế và thưởng thức tại chỗ. Chút duyên quê tạo thêm chút thanh đạm và thiền vị giúp du khách có một cảm giác đầy thành kính để hướng về đạo tâm thanh tịnh, về nẻo chính của phật pháp, và đạt tới sự hòa hợp thăng hoa giữa Đạo và Đời.

Song song với việc khai thác tại các lễ hội riêng của Phật giáo, ẩm thực chay cũng nên được quan tâm quảng bá sâu rộng tại các kỳ Festival được tổ

chức 2 năm một lần tại Huế. Một trong những biện pháp khả thi là Tổ chức hội

chợ ẩm thực, trong đó bên cạnh việc giới thiệu các món mặn, không thể không dành những không gian riêng cho các món chay.

Để tạo ra sức hấp dẫn với du khách thì yếu tố quan trọng không thể thiếu là quảng bá, tiếp thị các món ăn chay đến với du khách. Vì vậy, thông qua hội chợ ẩm thực chay, du khách sẽ có được cái nhìn gần gũi hơn và tổng thể hơn về những món ăn chay xứ Huế. Họ cũng có cơ hội được thưởng thức trực tiếp, tại chỗ, từ đó tiếp tục giới thiệu sâu rộng hơn đến bạn bè và người thân. Sau đây, người viết xin giới thiệu một tour du lịch mà du khách có thể tham dự trong thời gian diễn ra Festival, kết hợp với tìm hiểu và thưởng thức về ẩm thực chay.

Chƣơng trình: FESTIVAL HUẾ 2012 (3ngày/2đêm)

Ngày 1: Tham quan Huế và tham dự chương trình: “Lễ hội áo dài”

Sáng: Xe và hướng dẫn của ABZ Tour đón quý khách Ga Huế. Tiếp tục hành trình tham quan lăng Minh Mạng, Lăng Khải Định, võ Kinh Vạn An, lăng Tự Đức. Trưa: Ăn trưa buffet 50 món tại nhà hàng chay Loving Hut. Nhận phòng khách sạn, nghỉ ngơi.

Chiều: Du thuyền trên Sông Hương thơ mộng tham quan nhà vườn An Hiên và chùa Thiên Mụ - ngôi chùa cổ nhất, kiến trúc đồ sộ nhất và cũng là ngôi chùa đẹp nhất của xứ Huế.

Tối: Quý khách tham dự chương trình: “Lễ hội áo dài” với chủ đề: “Sen”. Đây là chương trình được chọn làm tâm điểm của Festival Huế 2012.

Ngày 2: Tham dự chương trình: “Lễ tế Nam Giao” và “đêm dạ tiệc Hoàng Cung. Sáng: Tham dự lễ Tế Nam Giao: Tái hiện một sự kiện quan trọng cầu mong quốc thái dân an dưới triều Nguyễn.

Chiều: Quý khách tham quan Tham quan Đại Nội - Huế với: cửa Ngọ Môn, lầu Ngũ Phụng, điện Thái Hòa, Tử Cấm Thành, Thế Miếu, Hiển Lâm Các… Ăn tối. Nghỉ đêm tại Huế.

Tối: Quý khách tham dự chương trình đêm Dạ tiệc Hoàng Cung - một loại hình dạ tiệc cung đình đặc sắc được thực hiện tại Tử Cấm Thành - Đại Nội - Huế. Tại đây du khách được thưởng thức trực tiếp các món ăn cung đình đặc sản của Huế và mua đồ lưu niệm. Du khách có sở thích ăn chay cũng được dịp tham quan và thưởng thức các món ăn chay phong phú, hấp dẫn.

Ngày 3: Tham gia các chương trình văn nghệ của Festival 2012 Sáng: Tự do tham dự các hoạt động của Festival.

Ăn trưa tại nhà hàng.

Chiều: Quý khách tự do mua sắm tại chợ Đông Ba. Tại đây du khách cũng có thể dễ dàng tìm được các món ăn chay rất ngon không hề thua kém món mặn. Tiễn khách tại sân bay Phú Bài hoặc ga Huế. Chia tay đoàn và kết thúc chương trình.

Như vậy, các món ăn chay cần được chú trọng hơn trong hoạt động du lịch Huế, một nền ẩm thực riêng biệt trên cái nền chung của ẩm thực Huế đang dần hình thành và được quảng bá rộng rãi. Hi vọng vào những hội chợ sau sẽ xuất hiện nhiểu món ăn ngon, đậm nét đặc trưng của thành phố Huế từ nguyên liệu, nghệ thuật chế biến, tập quán ăn uống đến nghệ thuật thưởng thức gây được ấn tượng thực sự cho du khách đến tham quan Huế.

Một phần của tài liệu 3_DoThiMinhHue_VHL401 (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w