3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi cả số và chữ):
3.3.1. Xây dựng mô hình tuyến phố ẩm thực chay
Cùng với nhu cầu đi du lịch và thưởng thức, xu hướng ăn uống hiện nay là kết hợp tính phổ biến và tính đặc trưng thể hiện ở việc một mặt sản xuất đồ ăn thức uống độc đáo, theo những công thức bí truyền tạo thành các món ăn đặc sản, mặt khác sản xuất chế biến đồ ăn uống để phù hợp với nhu cầu ăn uống đảm bảo sức khỏe của mọi đối tượng khách. Với những tiêu chí như trên, có thể nói ẩm thực chay là loại hình có tiềm năng nhất để đáp ứng tối đa và đa dạng nhu cầu cũng như sở thích của mọi đối tượng khách du lịch. Tuy nhiên, để ẩm thực chay thực sự đến được với nhiều người và góp phần vào doanh thu phát triển du lịch của Thừa Thiên - Huế, việc nghiên cứu xây dựng một mô hình tuyến phố ẩm thực chay là một việc làm cần thiết.
Ở Huế hiện nay có nhiều tuyến phố tập trung nhiều hàng quán chay, tiêu biểu như Đinh Tiên Hoàng, Hàn Thuyên, Bến Nghé, Chu Văn An, Lê Quý Đôn, Lê Lợi..., nhưng một điều dễ nhận ra là những hàng quán ở đây thường nằm rải rác cách xa nhau, quy mô nhỏ bé, chưa chuyên nghiệp, chưa chú trọng đầu tư cho không gian.
Chính vì vậy để khai thác ẩm thực chay cho hoạt động du lịch một cách hiệu quả và hợp lý, thành phố nên xây dựng những tuyến phố ẩm thực chay. Với mô hình phố ẩm thực chay như vậy sẽ gây được ấn tượng, cảm tình và thuận tiện cho khách du lịch nhằm quảng bá gián tiếp hình ảnh của thành phố Huế thơ mộng với nền văn hóa ẩm thực chay phong phú, đa dạng và giàu truyền thống. Tuy nhiên nếu muốn biến những phố này thành những khu phố ẩm thực, thành phố cần có những chính sách quy hoạch cụ thể đồng thời ban hành những quy định về an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, phong cách phục vụ… thì việc khai thác mới mang lại hiệu quả cao nhất.
Ưu điểm của mô hình này là có thể phục vụ một lượng khách đông, tạo được ấn tượng và sự thích thú với du khách. Du khách có thể dễ dàng tìm kiếm được món ăn chay phục vụ nhu cầu của mình, hơn nữa là một thuận lợi cho việc quảng bá món ăn đến mọi đối tượng. Tuy nhiên sẽ xảy ra tình trạng tranh giành khách hay tình trạng quá đông hay quá vắng khách giữa các quán đều kinh doanh một mặt hàng như vậy nên đòi hỏi mỗi quán cần luôn tìm cách đổi mới, nâng cao cạnh tranh bằng chất lượng và thái độ phục vụ; đồng thời cũng cần sự đầu tư về không gian quán và cách bài trí, kiến trúc, tạo ấn tượng khác biệt cho khách khi đến thưởng thức.
Trước mắt nếu như việc qui hoạch xây dựng một tuyến phố ẩm thực chay
chưa thể thực hiện được, thành phố Huế vẫn có thể xây dựng một mô hình phố
ẩm thực chay đêm vào những dịp diễn ra Festival Huế. Phố đêm được coi như một sản phẩm du lịch mới trên địa bàn thành phố nhằm thu hút khách trước và sau khi tham dự các chương trình nghệ thuật trong Đại Nội. Đây là mô hình thuận lợi cho những du khách mà quỹ thời gian còn hạn chế mà có sở thích và nhu cầu về ẩm thực chay. Du khách vừa có thể tham dự, xem những chương trình đặc sắc của lễ hội vừa được tham quan, thưởng thức món ăn chay phong phú, đa dạng của thành phố. Như vậy mô hình này thu hút được đông đảo người dân và du khách quan tâm đến thì sức tiêu thụ sẽ nhiều, đạt được doanh thu lớn góp phần phát triển loại hình du lịch khác. Tuy nhiên, nếu chủ đầu tư phố đêm không xác định được đầy đủ danh mục ẩm thực chay đưa vào sẽ xảy ra hiện
tượng hàng hóa đơn điệu, không đáp ứng được nhu cầu của người dân và du khách. Đồng thời, nếu xây dựng trên quy mô quá nhỏ, nằm trên trục đường ngắn và mặt đường cũng quá hẹp thì phố đêm Huế khó trụ vững. Vì vậy cần có những điều chỉnh, đầu tư về không gian và sự phong phú của sản phẩm hấp dẫn du khách, nhằm góp phần xây dựng thương hiệu ẩm thực đêm cho Huế.