Đánh giá thực trạng khai thác ẩm thực chay tại Huế

Một phần của tài liệu 3_DoThiMinhHue_VHL401 (Trang 77 - 79)

3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi cả số và chữ):

3.1.4. Đánh giá thực trạng khai thác ẩm thực chay tại Huế

Ẩm thực chay ngày nay đã và đang được nhiều người ưa chuộng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Ở hầu hết các thành phố, thị xã đều có các quán ăn chay và ở Huế cũng thế, thực khách có thể dễ dàng tìm thấy những quán ăn chay ngon trên các con đường của chốn cố đô. Ở các quán cơm chay không chỉ có cơm mà còn có cả bún, phở… những thức ăn này xét cho cùng đều được chế biến từ các loại rau, củ… các nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật.

Trong các nhà hàng có những món ăn thường có tên của những món mặn như: cơm tôm - đùi gà, bún nem nướng, gà quay… Dường như nguyên nhân ban đầu của thực tế này là việc gọi tên các món chay có những khó khăn nhất định. Lý do đơn giản là đa số các món ăn đều chế biến từ tàu hủ, cứ tên gọi nào cũng có danh từ “tàu hủ” thì bảng thực đơn quá đơn điệu. Thực tế đòi hỏi các “vua bếp” chay phải vay mượn tên gọi trong bảng thực đơn mặn. Trong chừng mực nào đó, đây là biểu hiện của tính chất nhập thế của Phật giáo về mặt ẩm thực. Hơn nữa một phật tử, một nhà sư mà tâm của họ đã đạt đến cảnh giới cao thì những tên gọi của sự vật, hiện tượng đều không quan trọng.

Các quán ăn chay có nước giải khát nhưng không có rượu bia. Theo ngũ giới của Phật giáo thì uống rượu là điều cấm kỵ. Thực tế hơn quán ăn không có rượu sẽ tránh cho chủ quán những phiền toái khi phục vụ một số thực khách ưa dùng chất kích thích; cũng chính không gian ẩm thực này sẽ tác động ít nhiều đến cách giao tiếp của cả người mua và người bán. Trong quán ăn, người phục vụ ở đây thường không cố ý nói những lời mượt mà như các tiếp viên nhà hàng

mà là những lời chân thật hòa ái. Đáp lại thực khách cũng thường nói năng nhẹ nhàng, không có thái độ “ông chủ” hoặc “thượng đế”. Trong một không khí như vậy hương vị món chay sẽ đậm đà hơn, bữa cơm chay sẽ tạo cho thực khách một cảm giác bình an, một thái độ hướng thiện, gạt sang một bên nỗi ám ảnh bị người đời chèn ép.

Các quán cơm chay thường đông thực khách vào những ngày 14,15, 29,30 và mùng 1 âm lịch hàng tháng, đặc biệt là mùa đại lễ vu lan báo hiếu (tháng 7 âm lịch). Tuy vậy những ngày khác trong tháng các quán này vẫn thường có một lượng khách đáng kể, không thua kém các quán ăn “mặn”. Nhất là các ngày cuối tuần, ngày cán bộ công chức và học sinh, sinh viên được nghỉ, số người đi ăn cơm chay tăng lên rõ rệt. Có thể chia thực khách cơm chay ra các nhóm sau: * Nhóm thứ nhất là những phật tử (hoặc tín đồ thuộc tôn giáo chịu ảnh hưởng phật giáo). Đây là những người ăn chay theo quan niệm “tránh sát sinh” (hoặc chí ít cũng hạn chế việc sát sinh, nhắc nhở ý thức tránh sát sinh), hạn chế sự phát dục của cơ thể.

* Nhóm thứ hai, là những người thu nhập thấp. Cơm chay Bồ Đề quán là quán cơm bình dân trong tương quan so sánh với các món “mặn” khác. Người lao động có thu nhập thấp, ăn cơm chay để tiết kiệm chi phí sinh hoạt.

* Nhóm thứ ba là những người ăn chay nhằm mục đích điều trị bệnh, để giảm cholesterol trong máu, trị bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao và nhiều loại bệnh khác

* Nhóm thứ tư là những người muốn thay đổi khẩu vị. Sau cả tuần ăn thịt cá, nay được thưởng thức những món “hương vị lạ” hoặc “hương xưa”, thực khách có cảm giác ngon miệng hơn. Một bữa cơm chay đối với nhóm này nhiều khi tốn kém hơn một buổi cơm thường, bởi vì người ta gọi thêm nhiều món hoặc “đúp” cho “đã thèm”.

Tóm lại, các quan chay hiện nay đã, đang tăng trưởng và phát triển rất nhanh. Thực tế cho thấy nhu cầu đến với ẩm thực chay ngày càng tăng nhất là vào các ngày rằm, mùng một, điển hình nhất là mùa lễ vu lan báo hiếu. Tuy nhiên, hầu hết các nhà hàng chay này đều chú trọng đến đối tượng khách là

người dân thành phố Huế, chưa thực sự quan tâm đầu tư, quảng bá để thu hút thêm lượng khách du lịch đến Huế, cả trong nước và quốc tế, cũng như chưa chú trọng khai thác trong những dịp diễn ra các lễ hội tại các ngôi chùa Phật giáo…

Một phần của tài liệu 3_DoThiMinhHue_VHL401 (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w