Tổ chức bộ máy kế toán

Một phần của tài liệu 236 tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại TRƯỜNG TIỂU học TAM HIỆP (Trang 32 - 34)

- Sổ chi tiếtCHỨNG TỪ KẾ TOÁN

1.3.6 Tổ chức bộ máy kế toán

Muốn tổ chức tốt bộ máy kế toán, đơn vị SNCL cần dựa trên các tiêu chí sau:

+ Tổ chức quản lý của đơn vị; + Khối lượng công việc kế toán;

+ Đặc điểm và định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý của đơn vị SNCL.

Đơn vị kế toán phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán. Việc tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Kế toán trưởng: Kế toán trưởng trong đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định.

Trách nhiệm:

+ Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán tài chính trong đơn vị kế toán.

+ Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật kế toán, tổ chức việc lập dự toán và thực hiện dự toán thu chi Ngân sách.

+ Lập BCTC.

Thủ quỹ:

+ Làm nhiệm vụ nhập xuất tiền mặt khi có phiếu thu phiếu chi kèm theo chữ ký của thủ trưởng đơn vị.

tiền mặt tại quỹ.

+ Chịu trách nhiệm sổ kế toán tiền mặt đối chiếu ghi chép hàng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, khoản chi quỹ tiền mặt theo trình tự thời gian.

+ Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê toàn bộ quỹ tiền mặt, đối chiếu với số liệu giữa sổ quỹ tiền mặt với sổ kế toán tiền mặt biện pháp xử lý khi có chênh lệch xảy ra.

Hiện nay, các đơn vị SNCL có thể tổ chức bộ máy kế toán theo các hình thức sau:

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung:

Đơn vị kế toán độc lập chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tất các các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán.

+ Ưu điểm: Số liệu kế toán sẽ được tập trung, phục vụ nhanh chóng, kịp thời cho sự chỉ đạo toàn đơn vị, tất cả các công việc kế toán tập trung chủ yếu ở khu vực văn phòng trung tâm nên hạn chế tối đa nhất đựơc tình trạng báo cáo sai lệch về tình hình hoạt động của đơn vị.

+ Nhược điểm: Khối lượng công tác kế toán ở phòng kế toán trung tâm nhiều và phức tạp. Các đơn vị phụ thuộc ở xa dẫn đến nắm bắt mù mờ, ít hoặc không có thông tin cho chỉ đạo nghiệp vụ ở đơn vị.

+ Điều kiện áp dụng: Dành cho các đơn vị có tổ chức quy mô nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý trên địa bàn tập trung.

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán:

Bộ máy kế toán được phân chia thành hai cấp riêng biệt là cấp trung tâm và cấp trực thuộc. Kế toán ở cả hai cấp đều tổ chức sổ kế toán và bộ máy nhân sự tương ứng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của kế toán phân cấp.

+ Ưu điểm: Gắn liền với nơi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế. Nhờ vậy, làm tăng tính nhanh chóng, chính xác, kịp thời của thông tin kế toán cho công tác lãnh đạo nghiệp vụ ở các bộ phận của đơn vị.

+ Nhược điểm: Bộ máy kế toán phức tạp làm cho việc tổng hợp các số liệu, thông tin ở phòng kế toán trung tâm thường bị chậm trễ, ảnh hưởng đến tính kịp thời của thông tin kế toán cho lãnh đạo đơn vị.

+ Điều kiện áp dụng: Dành cho các đơn vị có quy mô tổ chức lớn, địa bàn hoạt động phân tán, chưa trang bị và ứng dụng trang thiết bị kỹ thuật hiện đại trong công tác kế toán.

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán hỗn hợp: là mô hình kế toán nửa tập trung, nửa phân tán, là sự kết hợp đặc trưng của cả hai mô hình trên.

+ Ưu điểm: Khắc phục được một số nhược điểm của 2 mô hình trên.

+ Nhược điểm : Khối lượng công việc nhiều, không cập nhật thông tin kịp thời.

+ Điều kiện áp dụng: Phù hợp với các đơn vị có quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc, hoạt động trên địa bàn vừa tập trung vừa phân tán, mức độ phân cấp quản lý kinh tế, tài chính, trình độ quản lý khác nhau.

Một phần của tài liệu 236 tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại TRƯỜNG TIỂU học TAM HIỆP (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w