Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán và phân tích thông tin kế

Một phần của tài liệu 236 tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại TRƯỜNG TIỂU học TAM HIỆP (Trang 27 - 29)

- Sổ chi tiếtCHỨNG TỪ KẾ TOÁN

1.3.4 Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán và phân tích thông tin kế

toán

Hệ thống báo cáo kế toán

Hệ thống báo cáo trong đơn vị SNCL gồm báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán.

BCTC và BCQT là những hệ thống báo cáo kế toán dùng để tổng hợp tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách của Nhà nước, tình hình thu chi và kết quả hoạt động của đơn vị SNCL trong kỳ kế toán, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và thực trạng của đơn vị, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan nhà nước, lãnh đạo đơn vị kiểm tra, giám sát điều hành hoạt động của đơn vị.

Để thông tin báo cáo kế toán trở thành thông tin hữu ích, giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá đúng thực trạng và đề ra các quyết định đúng đắn, việc lập báo cáo kế toán ở các đơn vị SNCL cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Nội dung thông tin cung cấp phải phù hợp với yêu cầu sử dụng thông tin của đơn vị. Nội dung các chỉ tiêu báo cáo phải rõ ràng, dễ hiểu, tạo thuận lợi cho người sử dụng thông tin;

+ Nội dung các chỉ tiêu báo cáo, phương pháp tính các chỉ tiêu số lượng, giá trị phải được với kỳ trước, với dự toán để xem xét, đánh giá khi sử dụng thông tin;

+ Căn cứ xác định các số liệu báo cáo phải rõ ràng, phải có trong sổ kế toán của đơn vị nhằm đảm bảo tính có thể tin cậy được của thông tin;

+ Các chỉ tiêu số lượng trong báo cáo phải đảm bảo chính xác, tức là phải phù hợp với số liệu trong sổ kế toán, sau khi đã kiểm tra tính chính xác của số liệu này trong quá trình hệ thống hóa thông tin kế toán;

được hiệu lực đối với người sử dụng thông tin.

Các phương pháp phân tích thông tin kế toán

Phương pháp chi tiết:

Mọi kết quả hoạt động đều cần thiết và có thể chi tiết theo những hướng khác nhau. Thông thường trong phân tích, phương pháp chi tiết được thực hiện theo những hướng sau:

+ Chi tiết theo các bộ phận hay yếu tố cấu thành chỉ tiêu + Chi tiết theo thời gian

+ Chi tiết theo địa điểm

Phương pháp so sánh:

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy, để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề, như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mục tiêu so sánh.

Phương pháp loại trừ:

Loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố đến kết quả hoạt động, bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác.

Một phần của tài liệu 236 tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại TRƯỜNG TIỂU học TAM HIỆP (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w