Về phía Nhà Nước và ngành giáo dục

Một phần của tài liệu 236 tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại TRƯỜNG TIỂU học TAM HIỆP (Trang 79 - 80)

II Sổ chi tiết

3.3.1 Về phía Nhà Nước và ngành giáo dục

Một là, tăng cường kiểm tra công tác quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục cũng như công tác trao đổi kinh nghiệm, lấy ý kiến về chế độ kế toán hiện hành với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan khác về kết quả thực hiện cơ chế quản lý tài chính mới nhằm rút ra ưu nhược điểm của cơ chế từ đó có những chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp và tổ chức các buổi tập huấn cho kế toán để giúp các đơn vị vận dụng đúng đắn chế độ kế toán mới vào công tác hạch toán tại đơn vị mình.

Hai là, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán góp phần tạo môi trường pháp lý lành mạnh và hỗ trợ cho việc quản lý, kiểm tra, giám sát của Nhà nước về hoạt động kế toán hành chính sự nghiệp tại các đơn vị có quy mô nhỏ như trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở…

Ba là, tiếp tục hoàn thiện và ban hành Chuẩn mực kế toán công Việt Nam trên cơ sở Chuẩn mực kế toán quốc tế phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam, phù hợp với hệ thống luật pháp, trình độ, kinh nghiệm kế toán của Việt Nam.

Bốn là, nên có sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước với các ban ngành đoàn thể trong việc quản lý, giám sát công tác kế toán tại các đơn vị SNCL. Nhà nước cần ban hành các văn bản quy định và các hướng dẫn cụ thể hơn trong việc tổ chức công tác kế toán SNCL đối với các đơn vị sự nghiệp có quy mô nhỏ như các Trường mầm non, các trường Tiểu học, trường trung học cơ sở,...

Năm là, quan tâm tạo điều kiện về quyền lợi chính đáng cho kế toán tại phòng nói riêng và cán bộ công chức nói chung như chế độ tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng, đào tạo, bổ nhiệm,... Có như vậy cán bộ công chức nói chung mới làm việc cống hiến hết mình, tạo hiệu quả công việc hơn.

Một phần của tài liệu 236 tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại TRƯỜNG TIỂU học TAM HIỆP (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w