Tổ chức công tác kiểm tra kế toán

Một phần của tài liệu 236 tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại TRƯỜNG TIỂU học TAM HIỆP (Trang 29 - 32)

- Sổ chi tiếtCHỨNG TỪ KẾ TOÁN

1.3.5 Tổ chức công tác kiểm tra kế toán

Kiểm tra kế toán là một trong những công tác không thể thiếu trong mỗi đơn vị SNCL bới những mục đích sau:

+ Kiểm tra nhằm xác định tính hợp pháp của các nghiệp vụ kế toán phát sinh, tính đúng đắn của việc tính toán, ghi chép, tính hợp lý của các phương pháp kế toán được áp dụng.

+ Kiểm tra kế toán nhằm thúc đẩy việc chấp hành chế độ, thể lệ kế toán, phát huy tác dụng của kế toán trong việc quản lý và sử dụng vật tư, lao động, kinh phí, chấp hành nghiêm túc pháp luật về kế toán, tài chính, thực hiện tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí.

Kiểm tra kế toán cần đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán tại đơn vị phải đảm bảo thực hiện ngay trong quá trình thực thi nhiệm vụ quản lý của từng cán bộ, viên chức và phải đảm bảo tính thận trọng, nghiêm túc, trung thực và khách quan;

+ Công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán phải đảm bảo tính liên tục, thường xuyên, không được tạo nên sự gò ép, căng thẳng đối với cán bộ, viên chức trong đơn vị;

+ Những kết luận của việc tự kiểm tra phải được nêu rõ ràng, chính xác và chặt chẽ. Mỗi điểm kết luận phải có tài liệu chứng minh. Tùy hình thức kiểm tra để có kết luận kiểm tra phù hợp, có thể kết luận từng phần hoặc toàn bộ công tác tài chính, kế toán của đơn vị;

+ Trong các đợt kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra và sau mỗi đợt kiểm tra, bộ phận kiểm tra phải lập báo cáo kiểm tra. Báo cáo kiểm tra phải nêu từng bước của quá trình kiểm tra, nội dung và các phần hành của công việc kiểm tra. Trong các báo cáo phải nêu ra những tồn tại và các kiến nghị sửa chữa, khắc phục.

Nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán tại đơn vị SNCL bao gồm: + Kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh.

+ Kiểm tra việc tính toán, ghi chép, phản ánh của chế độ kế toán về các mặt: chính xác, kịp thời, đầy đủ, trung thực, rõ ràng; kiểm tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ kế toán; vận dụng các phương pháp kế toán; kiểm tra về mặt tổ chức,lề lối làm việc, kết quả công tác của bộ máy kế toán.

+ Thông qua việc kiểm tra kế toán mà kiểm tra tình hình chấp hành ngân sách, kế hoạch thu chi tài chính, kỷ luật thu nộp thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại vật tư và vốn bằng tiền, phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm chính sách, chế độ kỷ luật kế toán, tài chính.

+ Từ kết quả điều tra kế toán đề xuất các biện pháp khắc phục những tồn tại trong công tác kế toán và công tác quản lý của đơn vị.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ trên, tổ chức kiểm tra kế toán ở các đơn vị SNCL bao gồm các nội dung sau:

+ Kiểm tra việc thực hiện nội dung công tác kế toán • Kiểm tra việc chấp hành chế độ chứng từ kế toán;

• Kiểm tra việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán và phương pháp ghi;

• Kiểm tra việc chấp hành chế độ sổ kế toán; • Kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo tài chính;

• Kiểm tra việc tổ chức bảo quản, thực hiện lưu trữ tài liệu kế toán; • Kiểm tra việc thực hiện chế độ, kế hoạch kiểm tra kế toán;

• Kiểm tra thuê làm kế toán, làm kế toán trưởng của đơn vị kế toán. + Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán gồm:

• Kiểm tra biên chế, tổ chức bộ máy, việc phân công phân nhiệm trong bộ máy kế toán của đơn vị. Kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện quy định đối với cán bộ kế toán, thực hiện chức trách, nhiệm vụ bộ máy kế toán;

• Kiểm tra mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức kế toán và quan hệ giữa tổ chức kế toán với các bộ phận chức năng khác trong đơn vị kế toán;

+ Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chức trách của cán bộ kế toán nói chung và kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán nói riêng).

Một phần của tài liệu 236 tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại TRƯỜNG TIỂU học TAM HIỆP (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w