- Dựa vào kết quả công việc đã thực hiện, khoản mục 5213 Hàng bán bị trả lại cũng được phản ánh chính xác dựa trên cơ sở dẫn liệu chứng minh và nhất quán với các
512 Doanh thu bán hàng nội bộ 5211Chiết khấu thương mạ
3.4.1 Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
a. Về công tác yêu cầu khách hàng chuẩn bị tài liệu
Các KTV cần lập kế hoạch gửi đi yêu cầu khách hàng chuẩn bị tài liệu từ sớm. Đối với các khách hàng lớn, số lượng nghiệp vụ phát sinh trong năm nhiều, có thể yêu cầu chuẩn bị tài liệu từ rất sớm. Không chỉ có vậy, trưởng nhóm kiểm toán luôn phải theo dõi đốc thúc công việc chuẩn bị tài liệu của khách hàng. Từ đó, đảm bảo công tác kiểm toán tại đơn vị khách hàng diễn ra đúng tiến độ, kế hoạch và đạt chất lượng cao nhất.
b. Về tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động
Việc thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng rất quan trọng trong một cuộc kiểm toán. Đối với các khách hàng lâu năm, KTV không nên chủ quan
chỉ xem xét hồ sơ của các năm trước mà phải cập nhật thông tin của khách hàng qua các kênh khác nhau. Kiểm toán viên thu thập các thông tin bổ sung về môi trường kinh doanh bên ngoài, thông tin thị trường, thông tin về các mặt hàng thay thế, các đối thủ cạnh tranh cũng như các chính sách, quy định của Nhà nước… thông qua các phương tiện truyền thông, nhằm nắm bắt các yếu tố có ảnh hưởng gián tiếp đến việc hạch toán DTBH&CCDV, đồng thời phải đảm bảo được độ tin cậy của thông tin thu thập được. Ngoài ra, đối với khách hàng quen, KTV có thể biết trước lĩnh vực hoạt động của đơn vị để có thể tìm hiểu và cập nhật những xu hướng và sự biến động chung của ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy sẽ đảm bảo thông tin về khách hàng được thu thập một cách đầy đủ và chi tiết trước khi tiến hành kiểm toán, phục vụ hữu hiệu cho các bước công việc tiếp theo.
c. Về tìm hiểu và đánh giá ban đầu về hệ thống kiểm soát nội bộ
Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng là công việc rất quan trọng trong bất cứ cuộc kiểm toán nào. Công việc này cần được giao cho các KTV có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm.
Mặc dù Công ty đã thiết kế sẵn các bảng câu hỏi để đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục DTBH&CCDV, tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế mỗi đơn vị lại có thể không phù hợp với đặc thù kinh doanh của các đơn vị do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của mỗi đơn vị là khác nhau. Do đó, Công ty nên tiến hành xây dựng các bảng câu hỏi tương ứng với từng ngành nghề kinh doanh cụ thể, như vậy sẽ giúp KTV tiến hành bước công việc này được nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Việc xây dựng Bảng câu hỏi đánh giá với các câu hỏi mở về hệ thống KSNB đối với DTBH&CCDV sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và nhờ vào đó KTV có thể thu thập được thông tin nhiều hơn mức mong muốn. Ngoài ra,
KTV nên kết hợp phương pháp Bảng câu hỏi với lưu đồ hay Bảng tường thuật để có được hình ảnh rõ nét nhất về hệ thống KSNB của khách hàng. Công ty nên thay thế các chỉ tiêu đánh giá Có/ Không trên Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB đối với DTBH&CCDV nói riêng và các khoản mục khác trên BCTC nói chung bằng hệ thống cho điểm. Tổng số điểm sau quá trình đánh giá thuộc vào khung điểm nào thì sẽ phản ánh hệ thống KSNB của khách hàng là yếu, trung bình hay mạnh, hiệu quả. Dựa vào mô hình chấm điểm này, việc đánh giá hệ thống KSNB của KTV sẽ có độ chính xác cao hơn.