Hoàn thiện giai đoạn thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu 251 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN mục DOANH THU bán HÀNG và CUNG cấp DỊCH vụ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN (Trang 103 - 105)

- Dựa vào kết quả công việc đã thực hiện, khoản mục 5213 Hàng bán bị trả lại cũng được phản ánh chính xác dựa trên cơ sở dẫn liệu chứng minh và nhất quán với các

512 Doanh thu bán hàng nội bộ 5211Chiết khấu thương mạ

3.4.2 Hoàn thiện giai đoạn thực hiện kiểm toán

a. Về thực hiện các khảo sát về kiểm soát nội bộ

Đối với các khách hàng có hệ thống KSNB được đánh giá là mạnh và hiệu quả, các KTV cần thiết kế các kỹ thuật và thủ tục khảo sát cụ thể, khoa học với những mẫu kiểm toán thích hợp, cho những khoản mục lựa chọn đúng đắn, thích hợp với chi phí thấp nhất nhưng rủi ro lại thấp nhất và mức thỏa mãn cao nhất. Đối với các khách hàng có hệ thống KSNB được đánh giá ở mức trung bình hoặc yếu, các KTV có thể tổng hợp lại các thiếu sót của hệ thống KSNB từ đó tư vấn và hướng dẫn để khách hàng hoàn thiện hệ thống KSNB hơn sau mỗi cuộc kiểm toán. Điều này giúp cho đơn vị khách hàng có một hệ thống KSNB hiệu lực, hiệu quả, bảo vệ tài sản của đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của các thông tin, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật và nâng cao hiệu quả của hoạt động trong đơn vị. Đồng thời, dựa trên những thay đổi tích cực trong hệ thống KSNB của khách hàng, KTV có thể sử dụng các khảo sát về kiểm soát nội bộ nhiều hơn để giảm bớt khối lượng của các khảo sát cơ bản trong cuộc kiểm toán niên độ sau.

trưởng về những thay đổi trong chính sách và hoạt động của công ty so với các năm trước vẫn tồn tại nhiều hạn chế và sơ sài. Tuy nhiên hiện nay, Bộ tài chính chưa đưa ra bất kì sự hương dẫn cụ thể nào về mức trọng yếu và đánh giá rửi ro, do đó mỗi công ty lại tự xây dựng một cách xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro. Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT đã xây dựng cho mình cách xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro, tuy nhiên, Công ty PNT nên tham khảo cách đánh giá mức trọng yếu và đánh giá rủi ro của các công ty kiểm toán lớn, uy tín như Pwc, KPMG, Deloite...sẽ làm giảm số lượng công việc cần làm, từ đó làm tăng chất lượng cuộc kiểm toán.

b. Về thực hiện thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đánh giá khái quát tính hợp lý chung của các xu hướng biến động và các quan hệ kinh tế. Kết quả của thủ tục này có ảnh hưởng đến kết quả của việc áp dụng các thủ tục khác. Nó được sử dụng trong cả ba giai đoạn của cuộc kiểm toán.

Việc áp dụng thủ tục phân tích có thể giúp thu hẹp mẫu chọn mà vẫn đảm bảo thu thập đủ bằng chứng cần thiết. Để thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn này một cách hiệu quả KTV cần lưu ý những điểm sau:

- Mục đích thực hiện và mức độ KTV có thể tin cậy vào thủ tục phân tích. - Tính hữu dụng, hữu hiệu của các thông tin tài chính và phi tài chính để

phân tích.

- Tính so sánh của các thông tin hiện có, kể cả độ tin cậy của nó.

- Kinh nghiệm kiểm toán kỳ trước và tính hiệu lực của HTKSNB trong doanh nghiệp.

- Đối với khoản mục DTBH&CCDV cần phải thực hiện đầy đủ các thủ tục phân tích để hỗ trợ cho các kiểm tra chi tiết sau này. KTV cần phải tăng số lượng tỷ suất lên để so sánh với nhau, cần phải so sánh cả giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính, với số liệu thống kê trung bình trong

ngành để nắm bắt được xu hướng biến động của khoản DTBH&CCDV cũng như các khoản mục khác.

KTV chủ yếu sử dụng thủ tục phân tích xu hướng mà rất ít sử dụng thủ tục phân tích tỷ suất và phân tích các thông tin phi tài chính có liên quan. Do vậy, Công ty cần xây dựng một mô hình phân tích các chỉ tiêu dựa vào các thông tin phi tài chính của khách hàng để không chỉ phục vụ cho việc chọn mẫu mà còn phục vụ cho việc đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng. Đối với thủ tục phân tích áp dụng cho DTBH&CCDV, KTV nên kết hợp sử dụng các tài liệu liên quan bên ngoài của các doanh nghiệp có quy mô tương đương trong cùng ngành, số liệu toàn ngành để so sánh hoặc có thể sử dụng các thông tin phi tài chính để phân tích như: sự thay đổi của quy mô kinh doanh, sự biến động của giá cả thị trường, …

c. Về thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết

Mỗi công ty có rất nhiều nghiệp vụ xảy ra trong một năm tài chính nhưng thời gian dành cho một cuộc kiểm toán lại không nhiều. Chính vì giới hạn đó nên khi tiến hành kiểm tra chi tiết KTV phải thực hiện thêm một bước là tiến hành chọn mẫu. Do việc chọn mẫu kiểm toán ở công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của KTV do vậy mẫu chọn không mang tính tổng thể. Để đảm bảo mẫu chọn mang tính đại diện, các sai phạm trọng yếu không bị bỏ qua, KTV nên chọn mẫu phi xác suất theo kinh nghiệm kết hợp với phương pháp chọn mẫu xác suất. Điều này sẽ giúp cho tất cả các đơn vị trong tổng thể đều có cơ hội được chọn ngang nhau, mẫu chọn có tính khách quan cao, có thể đại diện cho tổng thể, giảm sai sót chủ quan khi chọn mẫu.

Một phần của tài liệu 251 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN mục DOANH THU bán HÀNG và CUNG cấp DỊCH vụ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN (Trang 103 - 105)