Thứ nhất, cần xác định rõ bản chất của hành vi vi phạm để áp dụng đúng các quy phạm pháp luật.
Đây là việc chúng ta giải quyết mối quan hệ giữa Luật Cạnh tranh hay Luật Sở hữu trí tuệ. Dựa trên các quy định của Luật Cạnh tranh là tập hợp các quy định pháp luật chung thống nhất điều chỉnh vấn đề cạnh tranh và độc quyền trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường Việt Nam được áp dụng cho mọi thành phần kinh tế có hành vi cạnh tranh. Với quy định như vậy, Luật Cạnh tranh đang có mối liên hệ sâu sắc với rất nhiều ngành Luật khác như Luật hình sự đối với việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh; Luật dân sự với những quy định về mối liên hệ giữa các chủ thể,…đặc biệt là Luật về sở hữu trí tuệ với các hành vi xem ra là gần tương tự nhau. Hay nói khác đi, trong quá trình điều chỉnh pháp luật, nếu xét theo bản chất và mục đích của hành vi vi phạm sẽ là căn cứ để lựa chọn luật chuyên ngành.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật.
Thực trạng hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật cho thấy, trình độ nhận thức, năng lực chuyên môn còn nhiều hạn chế, nhiều cán bộ chuyên môn trong các cơ quan chưa được đào tạo bài bản nên họ gặp không ít khó
70
khăn khi xử lý và xác định lỗi trong một vụ việc. Căn cứ trên tình hình thực tế này, thì đây là vấn đề cần báo động, bởi chỉ cần so sánh với việc xử lý của các lĩnh vực pháp luật khác, vấn đề thực thi pháp luật cạnh tranh và pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã tỏ ra non kém, thì so với trước nhu cầu hội nhập quốc tế, càng thấp hơn. Khi nền kinh tế ngày càng đi lên cùng với sự đi lên của toàn xã hội, thì các loại tranh chấp này càng trở nên phổ biến và phức tạp, nó càng đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao hơn nữa của các nhà xây dựng và thi hành pháp luật. Chúng ta có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật bằng các hình thức cụ thể như:
- Có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách để xử lý các loại vi phạm này. Đội ngũ này buộc phải nắm chắc các quy định pháp luật trong nước, đồng thời nắm rõ các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và công nhận;
- Xây dựng các phiên toà mẫu về việc xét xử các vụ vi phạm thuộc lĩnh vực cạnh tranh và sở hữu trí tuệ, tổ chức rút kinh nghiệm để nâng cao kỹ năng, thực lực cho các thẩm phán, chuyên viên;
- Cần xây dựng thành giáo trình, tài liệu mẫu chuyên về vấn đề giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm trong hai ngành luật. Tất nhiên, đây là vấn đề rất khó, vì các giáo trình này đòi hỏi phải được liên tục cập nhật cho phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với pháp luật trong nước và quốc tế;
- Thực hiện công tác quản lý, tuyển chọn cán bộ đầu vào có chất lượng, cần đặc biệt quan tâm công tác giáo dục chính trị tư tưởng, quan tâm đời sống vật chất, tinh thần và các chế độ khác thể hiện sự quan tâm đặc thù của ngành.
Thứ ba, đề cao các thiết chế giám sát, kiểm tra, quản lý thị trường.
Như chúng tôi đã trình bày tại mục 3.1.1, hiện nay chúng ta đã có Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999, nhưng cho đến thời điểm này (năm 2005) chúng ta vẫn chưa có một cơ chế thực thi phù hợp. Chính bởi
71
vậy, các vi phạm xảy ra càng nhiều, trong khi đó, nhiều cơ quan có trách nhiện dường như không để ý quan tâm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng và cuối cùng chỉ có người tiêu dùng là thiệt hại nặng nề hơn cả (tất nhiên đây còn là hậu quả của sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng). Vậy chúng ta làm gì để thoát khỏi tình trạng này? Theo chúng tôi, trước mắt cần có một cơ quan nhà nước đứng ra chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo công tác bảo vệ người tiêu dùng. Đồng thời, tăng cường vai trò của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng (VINATAS). Những người tiêu dùng sẽ được hướng dẫn để gửi những thông tin nhận xét về sản phẩm, từ đây sẽ hình thành một cơ chế giám sát, thực thi, kiểm tra ngay từ phía người tiêu dùng. Chúng ta đã có giải Sao vàng Đất Việt nhằm tôn vinh các sản phẩm đạt chất lượng tiêu chuẩn cao và giải này cũng đang phát huy tác dụng trở thành một tiêu chuẩn, địa chỉ mà người tiêu dùng tin tưởng. Nhưng chúng ta lại chưa có “giải” nào cho những sản phẩm kém chất lượng để khuyến cáo người tiêu dùng nhằm hạn chế thấp nhất những hậu quả và thiệt hại kinh tế cho người tiêu dùng. Chúng tôi rất tán thành mục “Cù nèo vàng” của Báo Tuổi trẻ cười trao cho những câu chuyện cười nhiều ý nghĩa nhưng càng tán đồng hơn với giải “Trái cóc xanh” mà báo này dành tặng cho những sản phẩm ngược lại. Đây cũng là yếu tố thúc đẩy các nhà sản xuất, các đối thủ cạnh tranh, tăng cường hơn sự giám sát lẫn nhau để bảo vệ uy tín, chất lượng sản phẩm họ làm ra.
Song song với Hiệp hội này, theo chúng tôi, Chính phủ nên quan tâm điều chỉnh đến một vấn đề khá tế nhị, đó là giá cả của các dịch vụ độc quyền. Từng song hành với các quy định về cạnh tranh chúng ta có có một thứ gọi là quyền lực nhà nước đã ra đời, một mặt là để khắc phục những khiếm khuyết của cơ chế thị trường (như nạn đói, thất nghiệp, phá sản), mặt khác, nó bảo vệ cho sự phát triển tự do cạnh tranh; hay nói một cách khác, tự do của cạnh tranh là nằm trong sự giới hạn của các thể chế, chính sách và pháp luật nhà nước. Các doanh nghiệp muốn phát triển không có cách nào khác là vượt qua và chung sống với cạnh tranh, nhưng cũng có một hình thái thị trường trong
72
đó một doanh nghiệp duy nhất bán một sản phẩm mà không có một sản phẩm thay thế gần giống với nó, việc thâm nhập vào ngành sản xuất sản phẩm này là vô cùng khó khăn hoặc không thể được, lúc đó độc quyền xuất hiện. Độc quyền xuất hiện bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể đó là do quá trình sàng lọc gắt gao của cạnh tranh, cũng có thể độc quyền sinh ra do sự điều tiết của Nhà nước (hình thái này ta chủ yếu gặp trong các ngành công nghiệp như điện, nước, viễn thông…). Vẫn biết, các dịch cụ độc quyền là sự kiểm soát và duy trì của Nhà nước đối với một số mặt hàng cụ thể, nhưng không vì thế mà người tiêu dùng không được phép yêu cầu dịch vụ. Nên chăng, đã là dịch vụ độc quyền thì việc kiểm soát của Nhà nước càng nên chặt chẽ. Vậy, tại sao chúng ta không đề cập đến việc niêm yết công khai giá cả của các dịch vụ này, tránh trường hợp người tiêu dùng bị bắt chẹt khi sử dụng dịch vụ.
Song, nếu chỉ có vậy chưa chắc sẽ có hiệu quả trong việc kiểm tra, giám sát. Để thực hiện tốt hơn chức năng này, chính bản thân cán bộ và cơ quan quản lý thị trường phải tích cực nâng cao năng lực, trình độ hiểu biết pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế, kiến thức chuyên môn để có thể nhận biết được hàng thật, hàng giả, xử lý đúng người, đúng tội, chuẩn bị đối phó với các hành vi, thủ đoạn mới ngày càng tinh vi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Việc thống nhất quy trình kiểm tra, kiểm soát, đổi mới, phù hợp yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn, tình hình từng nơi, từng lúc nhằm đạt hiệu quả công tác cao nhất. Trước tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả, vi phạm sở hữu công nghiệp còn có những diễn biến phức tạp, thủ đoạn hoạt động phi pháp ngày càng tinh vi, đòi hỏi phải có phương thức kiểm tra, kiểm soát rất nhạy bén, chủ động, sáng tạo, bảo đảm đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra với hiệu suất, hiệu quả.
73
Để có một môi trường kinh doanh lành mạnh và đáp ứng được các yêu cầu của nền kinh tế thị trường, chỉ xây dựng pháp luật tốt thôi chưa đủ mà để thực hiện được còn tuỳ thuộc rất nhiều vào ý thức áp dụng pháp luật của người dân, ý thức thực hiện và thi hành luật của các cơ quan có trách nhiệm. Chúng ta không thể đòi hỏi một trật tự pháp luật khi người dân còn chưa có ý thức về hành vi trái pháp luật của mình. Chẳng hạn, ba thanh niên chở nhau trên xe máy bị cảnh sát giao thông dừng lại nhưng họ chỉ cười và đi tiếp, nhất định không dừng. Khi được hỏi tại sao không chấp hành mệnh lệnh của cảnh sát giao thông, họ trả lời hồn nhiên vì xe chở đủ người nên biết là dừng lại cũng không cho anh cảnh sát đi nhờ được nên họ đi luôn(?) Đây là tình huống có thật dở khóc dở cười mà các chiến sĩ cảnh sát giao thông đã kể lại. Tình huống này chỉ là một tình huống áp dụng pháp luật đơn giản song nó đã không thực hiện được. Vậy, chúng ta có dám chắc những quy định pháp luật với những quy định phức tạp nếu chúng ta không thực hiện tốt việc tuyên truyền và áp dụng pháp luật liệu chúng ta có thực hiện được và tất yếu điều đó cũng chứng minh về việc pháp luật chưa đi vào dân chúng. Như vậy, chúng ta phải thực hiện tốt hơn nữa việc tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân đặc biệt là trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức về pháp luật nói chung và pháp luật về sở hữu trí tuệ nói riêng. Các kiểm sát viên, thông qua việc phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật và những người có thẩm quyền, có thể góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của nhân dân về tính chất sai trái của hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Những quyết định liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ phải bằng văn bản nêu ra các quy định pháp luật áp dụng và công bố rộng rãi nội dung quyết định đó nhằm tạo ra niềm tin trong nhân dân - những chủ thể chính của pháp luật.
Thứ năm, tăng cường năng lực của hệ thống các cơ quan thực thi pháp luật.
74
+ Hoàn thiện tổ chức, hoạt động của hệ thống toà án: Hiệu qủa của công tác bảo hộ và thực thi quyền SHTT ở nước ta chưa cao, chưa ngang tầm với những yêu cầu phát sinh trong thực tiễn. Cần nghiên cứu áp dụng thủ tục xét xử rút gọn trong giải quyết các vụ án liên quan tới SHTT tại toà án nhằm bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể có liên quan và chú trọng việc tăng cường thẩm quyền và năng lực của toà án trong hoạt động xét xử, giải quyết các vụ án xâm phạm quyền SHTT.
Thực tiễn thời gian qua cho thấy, việc giải quyết các vụ án xâm phạm quyền SHTT của các toà án còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Các thẩm phán mới chỉ được đào tạo chuyên môn pháp lý, chưa có sự am hiểu sâu trong lĩnh vực SHTT. Chính vì vậy, họ khó có sự đánh giá chính xác trong việc giải quyết các vụ án xâm phạm SHTT. Do vậy, Toà án Việt Nam cần sớm có những cải cách cần thiết trong hệ thống tổ chức toà án theo hướng thành lập toà án chuyên trách trong việc giải quyết các vụ kiện xâm phạm SHTT. Nhưng muốn thực hiện được điều này cần phải có quy định liên quan tới trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Trong Dự thảo chúng ta chỉ đưa ra 3 điều với những quy định thiếu chi tiết. Dự thảo mới nêu được chức năng của các cơ quan, chưa thực sự quy định các nguyên tắc và một cơ chế phối kết hợp toàn diện giữa các cơ quan trong hoạt động thực thi. Vai trò của toà án lại thể hiện qúa mờ nhạt.
+ Hoàn thiện tổ chức, hoạt động của cơ quan quản lý thị trường, các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát:
Thực tế hiện nay, các cơ quan này đều thiếu kinh nghiệm và nguồn lực để điều tra và xử lý các vi phạm quyền SHTT ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực quyền tác giả và nhãn hiệu hàng hoá. Do đó, phải nâng cao năng lực và trau dồi kinh nghiệm và tăng cường nhân lực, cũng như cơ sở vật chất cho các
75
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước về SHTT nhằm tránh sự chồng chéo trong việc thực thi pháp luật, đồng thời không bỏ sót các vi phạm. Muốn vậy, các cơ quan chức năng cần hoàn chỉnh quy chế phối hợp, đồng thời có chương trình và mục tiêu phối hợp cho từng thời gian.
+ Đối với các cơ quan thực thi quyền SHTT khác cũng cần phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác thực thi như mở các khoá đào tạo chuyên sâu, huấn luyện nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển và cung cấp trang thiết bị cần thiết cho các cơ quan thực thi thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Cần tạo ra tính định hướng, thống nhất trong hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ và tạo cơ sở pháp lý trong mối quan hệ giữa chủ thể hưởng quyền và các cơ quan thực thi có thẩm quyền. Tuy nhiên, việc hoàn thiện cơ chế phối hợp phải dựa trên các nguyên tắc như: Đảm bảo tính hệ thống của bộ máy thực thi trên cơ sở phân công và hợp tác giữa các cơ quan, tổ chức (bao gồm cả cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ và tư nhân); Đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn Việt Nam đang trong qúa trình chuyển đổi kinh tế và hội nhập quốc tế. Ngoài ra chúng ta phải giảm bớt sự chồng chéo hiện nay bằng cách thành lập một cơ quan đầu mối có chức năng tiếp cận toàn bộ các yêu cầu liên quan đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, từ đó đề xuất cơ quan xử lý, biện pháp xử lý, giải quyết và gửi hồ sơ xử lý cho các cơ quan có thẩm quyền.
Trong xu thế toàn cầu hoá ngày nay, vấn đề hội nhập quốc tế là nhu cầu không chỉ của Việt Nam mà còn của của các nước đang phát triển khác. Muốn hội nhập quốc tế, thì gia nhập WTO là một trong những cơ hội và yêu cầu bắt buộc. Muốn vậy, Việt Nam phải nỗ lực trên nhiều phương diện, một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia, trong đó có pháp luật về SHTT cho phù hợp với các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế.
76
KẾT LUẬN ***** *****
Xử lý một số vi phạm quyền sở hữu trí tuệ dưới góc độ Luật Cạnh tranh là một vấn đề đáng được quan tâm và cho đến thời điểm này chưa có tác giả nào nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, việc nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn bởi Luận văn được thực hiện khi Luật Cạnh tranh mặc dù đã được thông qua vào năm 2004 có hiệu lực từ ngày 01/7/2005, còn Luật Sở hữu trí tuệ đang được Quốc hội xem xét thông qua. Vì vậy, thực tế thi hành là vấn đề rất khó nghiên cứu. Nhưng dù sao, Luận văn, cũng là một cố gắng lớn mà chúng tôi mong muốn góp phần vào quá trình hoàn thiện pháp luật trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Trong Luận văn chúng tôi đã đề cập đến những vấn đề chính như sau: