Để đánh giá đúng và khách quan việc áp dụng pháp luật sở hữu trí tuệ, chúng tôi xin trích dẫn một vài số liệu sau:
Báo Thể thao Văn hoá trong một phần mạn đàm, tác giả Hoàng Thu đã
đưa ra những con số như sau: “Việt Nam là một trong những nước… dẫn đầu thế giới về vi phạm Bản quyền phần mềm (theo thống kê của BSA, trong nhiều năm qua, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam luôn ở mức trên 90%). Tổn thất mà ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam phải gánh chịu là khoảng 49 triệu USD/năm. Vi phạm bản quyền phần mềm không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, thất thu thuế, tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm thu nhập của những người hoạt động trong lĩnh vực phần mềm mà còn khiến các doanh nghiệp nước ngoài rất ngần ngại đầu tư phát triển phần mềm ở Việt Nam. Hãng Nghiên cứu thị trường IDC cho rằng, nếu hạ tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm xuống 84% còn có thể tạo thêm 3.000 việc làm mới, mỗi năm đem
52
lại cho nền kinh tế thêm 750 triệu USD và bổ sung 31 triệu USD tiền thuế cho ngân sách Nhà nước”.
Con số đó chưa đáng sợ bằng con số theo báo cáo cho đến nay, số lượng các vụ khiếu kiện về quyết định hành chính liên quan đến xác lập quyền sở hữu công nghiệp mới chỉ có ba vụ, trong đó có hai vụ đã kết thúc với kết quả là quyết định của Cục Sở hữu công nghiệp được giữ nguyên và Toà đã bác đơn khởi kiện, một vụ chỉ mới bắt đầu. Do vậy, có thể nói rằng, so với hàng nghìn đơn khiếu nại đã được các cơ quan hành chính (chủ yếu là Cục Sở hữu công nghiệp, một phần nhỏ là Bộ Khoa học và Công nghệ) thụ lý và giải quyết, thì con số nêu trên cho thấy, sự tham gia của toà án hành chính vào công việc này là rất không đáng kể, có thể nói là, Toà án không đóng một vai trò nào trong quá trình xác lập quyền, mặc dù được pháp luật quy định. Có tình trạng trên do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan sau:
+ Nguyên nhân khách quan:
Trước khi ban hành Nghị định số 63/CP, các khiếu nại liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp hoàn toàn thuộc thẩm quyền của các cơ quan hành chính, cho nên khi có vụ việc liên quan đến quá trình xác lập quyền chủ thể họ lại chọn các cơ quan hành chính để giải quyết khiếu nại của mình. Trình độ của các thẩm phán nói chung chưa cao, hơn nữa, họ lại không có kinh nghiệm trong việc xử lý các vụ tương tự, bởi vậy nên đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng e dè của các chủ thể khi lựa chọn đem vụ việc ra toà. Một trong những yêu cầu đối với các vụ việc tranh chấp về sở hữu công nghiệp là yêu cầu về thời gian, người nộp đơn thường mong muốn thời gian giải quyết vụ việc càng nhanh càng tốt, càng kéo dài thì thời gian hiệu lực của quyền sở hữu công nghiệp (nếu được bảo hộ) sẽ ngày càng ngắn lại do thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ được tính từ ngày nộp đơn. Nếu xét về khía cạnh đó, thì người nộp đơn thường chọn con đường hành chính.
53
Chưa có sự chuẩn bị chu đáo về mặt pháp lý để toà án tham gia vào việc xét xử các vụ án hành chính. Sở hữu công nghiệp là một vấn đề khó và phức tạp, tuy nhiên cho đến nay, Toà án nhân dân tối cao vẫn chưa có một văn bản chính thức nào hướng dẫn cho các cấp toà liên quan đến việc xét xử các vụ án hành chính về sở hữu công nghiệp, điều đó làm cho các cấp toà và cả các bên đương sự lúng túng khi thụ lý các vụ việc này. Nếu hơn 10 năm trước đây, để giải quyết các vụ việc vi phạm về sở hữu công nghiệp, Toà án nhân dân tối cao đã có một thông tư riêng hướng dẫn việc xét xử loại việc này, mà cho đến nay vai trò của toà án vẫn chưa rõ rệt, thì thật dễ hiểu khó khăn của các cấp toà khi xét xử các vụ án hành chính về sở hữu công nghiệp khi không có bất kỳ một văn bản hướng dẫn nào. Không chỉ như vậy, hướng dẫn ban đầu của Toà án hành chính thuộc Toà án nhân dân tối cao về thẩm quyền xét xử của các cấp toà đối với các khiếu nại về quyết định xác lập quyền sở hữu công nghiệp ban hành, theo đó thẩm quyền xét xử các vụ việc liên quan đến về sở hữu công nghiệp thuộc về Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú của nguyên đơn. Có nghĩa rằng, Toà án cấp tỉnh của tất cả các tỉnh trên toàn quốc đều có quyền giải quyết các khiếu kiện liên quan về xác lập quyền của Cục Sở hữu công nghiệp. Hướng dẫn này đáng tiếc là chưa để ý đặc điểm của quan hệ sở hữu công nghiệp là quyết định hành chính của cơ quan sở hữu công nghiệp thường phản ánh quyền lợi theo luật định của một chủ thể thứ ba, vì quyền sở hữu công nghiệp thì chỉ có một, nhưng thông thường lại rất nhiều chủ thể muốn chiếm hữu. Do vậy, nếu quyết định của Cục Sở hữu công nghiệp (căn cứ theo quyết định xét xử có hiệu lực của Toà án của một tỉnh) làm thoả mãn quyền lợi của một chủ thể, thì rất có thể một chủ thể thứ ba lại thấy quyết định đó/hoặc hệ quả của quyết định đó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ và lại khởi kiện quyết định đó và theo nguyên tắc toà án có thẩm quyền là toà án cấp tỉnh là nơi cư trú của nguyên đơn thì rất có thể lại một toà án cấp tỉnh khác thụ lý đơn kiện đó. Như vậy, các vụ khiếu kiện về xác lập quyền không bao giờ có kết quả cuối cùng. Thực tế tại các nước việc toà án
54
xét xử các khiếu kiện liên quan đến quyết định xác lập quyền sở hữu công nghiệp của cơ quan patent/Cục Sở hữu công nghiệp là rất phổ biến (tại các nước đó không tồn tại thủ tục hành chính giải quyết khiếu nại về sở hữu công nghiệp), tuy nhiên, không có nơi nào lại phân tán thẩm quyền xử kiện về cho các toà án địa phương như ở nước ta, thông thường tại các nước đó, toà án thủ đô (nơi đóng trụ sở của cơ quan patent) có quyền xử các đơn kiện về quyết định của các cơ quan sở hữu công nghiệp.
Việc phân quyền nêu trên còn dẫn đến một hệ quả khác là tăng một cách quá đáng các cấp toà có trách nhiệm về sở hữu công nghiệp, không tương xứng với mức độ công việc cũng như tình trạng phát triển về hoạt động sở hữu công nghiệp giữa các vùng trong cả nước. Điều đó làm cho việc đào tạo, tăng cường năng lực chuyên môn về sở hữu công nghiệp cho các cấp toà gần như không thể thực hiện được, do đó không thể nâng cao vai trò của toà án trong hoạt động sở hữu công nghiệp.