Thực trạng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xử lý một số vi phạm quyền sở hữu trí tuệ dưới góc độ luật cạnh tranh (Trang 38 - 39)

phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xã hội càng phát triển, nền kinh tế càng phát triển thì các vi phạm trong kinh doanh xảy ra càng nhiều. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng không nằm ngoài thực tế này. Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có mối quan hệ mật thiết với pháp luật cạnh tranh, bởi các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể cũng là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Chẳng hạn, hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh, hành vi sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn… Các hành vi này một mặt gây ra sự thiếu lành mạnh trong kinh doanh, nhưng nguy hiểm hơn, nó làm mất đi lòng tin của các chủ thể khác trên thị trường và xã hội.

Hiện nay, những hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ càng trở nên phổ biến và có dấu hiệu phức tạp. Khá nhiều mặt hàng có nổi tiếng ở trong tình trạng thật giả lẫn lộn.

Cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái của một hãng xe máy nổi tiếng như Honda hãng đã chính thức khai màn từ khi 2 kiểu xe Future, Wave được Cục Sở hữu công nghiệp cấp văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp. Trong tháng 11/2002, có hơn 2500 mẫu xe vi phạm bi tịch thu, trong đó phần nhiều các chi tiết vi phạm kiểu dáng xe Future vốn đang rất được yêu thích. Tuy nhiên, con số này chỉ như muối bỏ bể, khi mà thống kê có tới 300.000 đến 400.000 xe nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam theo dạng CKD mỗi năm và được các doanh nghiệp trong nước thay đổi hình dáng bằng các chi tiết nhái.[24]

Khi tiến hành kiểm tra Xí nghiệp Ắc quy Cửu Long và Chi nhánh Công ty Pinaco tại số 2 Đặng Thái Thân và Cửa hàng 289A phố Huế, Hà Nội, lực

43

lượng quản lý thị trường đã thu giữ 4857 bình ắc quy vi phạm - các đơn vị này đã sản xuất và kinh doanh bình ắc quy có gắn chữ “Use for Honda” “Dream 100”- Made in Thailand (900 cái) ở mặt sau sản phẩm gây nhầm lẫn với chính hiệu. Đội Quản lý thị trường 3A- TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện ở một cơ sở buôn bán phụ tùng xe máy tại Quận 5 có nhiều mặt hàng phụ tùng xe máy giả nhãn hiệu của Honda như: Nhãn hiệu “Neo, use for Honda”- Made in Thailand; Mobil lửa mang nhãn hiệu Honda (120 cuộn).[24]

Đây chỉ là một trong vô vàn những hành vi vi phạm đang diễn ra hàng ngày. Con số các vụ xâm phạm dưới đây có thể minh chứng cho nhận định trên: “Số liệu các chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đề nghị thẩm định tình trạng pháp lý của các đối tượng nghi ngờ xâm phạm quyền là 48 vụ năm 1994, năm 2002 là 399 vụ, năm 2003 là 326 vụ” [9;48]. Các hành vi vi phạm này xuất hiện ở hầu khắp các khu vực từ sản xuất, chế biến đến lưu thông và xuất hiện từ nông thôn tới thành thị, từ những quầy hàng nhỏ tới các siêu thị lớn và sang trọng. Đã đến lúc cần phải báo động về tình trạng này.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xử lý một số vi phạm quyền sở hữu trí tuệ dưới góc độ luật cạnh tranh (Trang 38 - 39)