Để có thể nâng cao được hiệu quả áp dụng pháp luật, chúng ta cần quan tâm đến việc xây dựng một ngành luật cạnh tranh phù hợp với hệ thống pháp luật. Ngành luật này phải đảm bảo được xây dựng trên các nguyên tắc như:
- Nguyên tắc đa dạng hoá chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh doanh. Đây là nguyên tắc hiến định và được thể chế hoá bằng các văn bản pháp luật như Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Hợp tác xã, , Bộ luật Dân sự… Như vậy, thay vì chỉ công nhận hai thành phần kinh tế chủ yếu là kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh, hiện nay, pháp luật đã thừa nhận sự bình đẳng của mọi thành phần kinh tế.
- Nguyên tắc tự do kinh doanh: Nếu như nguyên tắc đa dạng hoá chủ thể kinh doanh đã là nguyên tắc hiến định như trình bày ở trên, thì nguyên tắc đó là nền tảng của nguyên tắc này. Nội dung của nó là sự tự do trong lựa chọn ngành nghề, quy mô, hình thức kinh doanh… Ngay trong các văn bản pháp luật quan trọng như Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế.. đã thể hiện rõ điều này.
- Nguyên tắc bình đẳng: Chúng ta phải công nhận rằng, hiện nay, nguyên tắc này thể hiện rõ ràng nhất. Đó là, “trước pháp luật mọi doanh nghiệp đều bình đẳng”. Tất nhiên, đây không phải là thực tế. Chúng tôi đã
62
chứng kiến rất nhiều sự khác nhau đi ngược lại nguyên tắc này, nhưng để xử lý thì thật là khó.
- Nguyên tắc tự do hình thành giá cả: Đây có thể coi là nguyên tắc tất yếu của nền kinh tế thị trường, nhưng dù thế nào thì nó chỉ cần đáp ứng nguyên tắc thuận mua vừa bán. Nguyên tắc này cũng là một điểm phân biệt giữa một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp và một nền kinh tế mới với những điều kiện mới - Nền kinh tế thị trường. Nguyên tắc này cũng góp phần giúp cho các doanh nghiệp có tính chịu trách nhiệm cao hơn, bởi họ quyết định cuộc sống của chính mình.
- Nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh: Nguyên tắc này một mặt tạo tiền đề cho việc khuyến khích cạnh tranh, mặt khác, lại giúp cho việc nghiêm cấm hành vi hạn chế cạnh tranh không lành mạnh.
Cơ sở để tạo nên các nguyên tắc này đó là Hiến pháp năm 1992 với nguyên tắc tự do kinh doanh (Điều 57); nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế (Điều 22). Khi chúng ta xây dựng được pháp luật phù hợp với các nguyên tắc đó là đồng nghĩa với việc góp một phần không nhỏ vào hiệu quả áp dụng pháp luật.