67của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xử lý một số vi phạm quyền sở hữu trí tuệ dưới góc độ luật cạnh tranh (Trang 64 - 66)

của Việt Nam.

Ban hành quy định cụ thể về việc đánh giá quyền sở hữu trí tuệ như là thương quyền trong giá trị tài sản của doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp đã cho phép góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ, tuy nhiên chưa có quy định cụ thể về vấn đề này, đặc biệt trong việc định giá tài sản doanh nghiệp để cổ phần hoá hoặc cho các mục đích khác như giải thể, thanh lý, phá sản doanh nghiệp.

Cần thiết ban hành Nghị định thay thế Nghị định 76/CP với quy định mới là bảo hộ cả sưu tập dữ liệu, bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính.

Cần ban hành Nghị định thay thế Nghị định 31/CP và Nghị định 12/CP để thống nhất được các hình thức xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ để tạo điều kiện dễ dàng cho việc áp dụng trên thực tiễn.

Cần ban hành quy định về quản lý tập thể đối với quyền tác giả để tạo điều kiện và quản lý hoạt động này.

Bên cạnh đó, cần có các nghị định hướng dẫn thi hành chi tiết, hiệu quả Luật Cạnh tranh năm 2004, đặc biệt là các quy định, trình tự, thủ tục xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Thứ hai, phải hoàn thiện các thiết chế và cơ chế bảo đảm thi hành.

Trên thực tế của Việt Nam, những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra rất phổ biến và phức tạp. Nạn làm hàng giả, lưu thông hàng giả, nạn ăn cắp, vi phạm bản quyền đang diễn ra ngày càng phức tạp và khó ngăn chặn. Các sản phẩm tiêu dùng từ thông thường đến hiện đại đều bị các hành vi vi phạm kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại… xâm phạm. Các hành vi xâm phạm bản quyền tác giả thuộc mọi lĩnh vực như xuất bản, nghệ thuật tạo hình… cũng đang tăng lên đột biến. Như vậy, hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ hiện nay đang là bức xúc không chỉ của nhà sản xuất,

68

của các cơ quan chức năng mà còn của toàn xã hội.

Cũng trong thời gian đó, nếu việc đổi mới các văn bản pháp luật theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường đã đạt được những thành tựu nổi bật, thì việc đổi mới các thiết chế, cơ chế bảo đảm thi hành lại chưa có các kết quả tương xứng. Trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, vai trò của các cơ quan nhà nước là đặc biệt quan trọng. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu không thực thi những hành động, biện pháp kịp thời để ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, thì hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ gia tăng nhanh chóng về mức độ, số lượng và phạm vi. Do đó, cần tăng cường bộ máy thực thi từ hệ thống cơ quan quản lý hành chính đến hệ thống cơ quan tư pháp, bao gồm tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và các điều kiện, phương tiện vật chất đủ sức đáp ứng yêu cầu mới. Khi đáp ứng được các yêu cầu về điều kiện, phương tiện vật chất cũng đồng thời quy định thật cụ thể về trách nhiệm của cơ quan công quyền trong hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Chúng ta nên có các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh, trong đó cần có Nghị định quy định về việc điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cần phải hợp lý hoá các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có mục đích cạnh tranh bằng cách quy định thành chương, điều cụ thể. Chỉ khi có những quy định rõ ràng chúng ta mới có căn cứ để thi hành và thi hành một cách có hiệu quả. Nhưng, chúng ta nên tìm cách định nghĩa thuật ngữ hành vi hơn là kê ra hàng loạt các hành vi, bởi chỉ nguyên việc “soi” xem hành vi của mình có vi phạm hay không cũng trở thành vấn đề, vì có một thực tế là, với hệ thống tam quyền phân lập của Việt Nam, thì việc các cơ quan làm ra luật và các chuyên viên giải thích pháp luật và áp dụng pháp luật đó khác đi lại đang trở thành vấn đề mới phải nghiên cứu và kiểm tra của các cơ quan hữu quan.

69

Tuy nhiên, theo chúng tôi, “việc ngăn chặn triệt để các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thật kịp thời là một khâu quan trọng nhất, tuyệt nhiên, các khâu xử phạt và đòi bồi thường thiệt hại chỉ là các biện pháp khắc phục cuối cùng, vì hậu quả của hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không chỉ dừng lại ở gía trị số tiền mà người đó bị phạt hoặc phải bồi thường”[11;40] vì vậy mà việc nhanh chóng hoàn thiện các quy định về sở hữu trí tuệ nhằm tạo ra một môi trường sản xuất, kinh doanh an toàn và bình đẳng ở nước ta là việc bức thiết mà chúng tôi đặt ra.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xử lý một số vi phạm quyền sở hữu trí tuệ dưới góc độ luật cạnh tranh (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)