49
2.2.1.Thực trạng áp dụng pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Thực thi quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là một hệ thống chỉnh thể bao gồm cơ quan có thẩm quyền thực thi và mối quan hệ giữa các cơ quan đó trong việc thực thi pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; hệ thống văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho công tác thực thi; các biện pháp và cách thức mà các cơ quan nói trên tiến hành thực thi pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Sau khi ký Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam đã có nhiều cố gắng đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ, góp phần làm cho hoạt động sở hữu trí tuệ đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, cũng còn nhiều vấn đề cần phải sớm giải quyết để việc đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ đáp ứng được với yêu cầu ngày càng cao của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có dấu hiệu phổ biến.
Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra với hầu hết các lọai sản phẩm, hàng hoá và xảy ra phổ biến dưới dạng sao chép nhãn hiệu, kiểu dáng, sử dụng trái phép các chỉ dẫn địa lý, sao chép băng đĩa, các tác phẩm văn hoá nghệ thuật. Chẳng hạn, đầu tháng 5/2000, Bộ Văn hoá - Thông tin kết hợp với Cục Điện ảnh Việt Nam đã cho kiểm tra một đợt thị trường băng đĩa tại Hà Nội chủ yếu tiến hành kiểm tra tại các cửa hàng bán và cho thuê băng đĩa. Theo số liệu thống kê, thì hiện nay có khoảng 10 triệu băng đĩa lậu trên thị trường Hà Nội. Trong đợt kiểm tra này, cứ một ngày có khoảng 2000 băng đĩa lậu bị tịch thu. Vậy, một tháng, một năm là bao nhiêu? Đó là chưa kể đến những bằng đĩa này là những phần nổi thu giữ được. Cục Điện ảnh Việt Nam đã áp dụng biện pháp dán tem, trên các băng hình đã qua kiểm định và được coi là hợp pháp. Song cách làm này xem ra không đem lại mấy hiệu quả. Người kinh doanh vẫn tiếp tục kinh doanh, nếu cơ quan chức trách đến kiểm tra thì họ giấu diếm hoặc chấp nhận nộp phạt rồi vẫn đâu vào đó. Họ coi việc này là rủi ro trong kinh doanh chứ không cho đó là hành vi kinh doanh bất
50
hợp pháp, xâm phạm bản quyền. Còn người mua? Vẫn tiếp tục mua, bởi với nhiều khách hàng giá cả của loại băng đĩa lậu này quá hợp lý. Thực tế là bản thân người tiêu dùng cũng biết đó là băng đĩa nhập lậu hoặc sao in lậu, chất lượng rất kém, song do giá thành thấp hơn nhiều so với băng đĩa được sản xuất hoặc nhập một cách hợp pháp, nên vẫn được tiêu thụ với số lượng lớn. Thực trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu quyền tác giả và những cơ sở sản xuất bản ghi âm, ghi hình, phát thanh và truyền hình, mà sản phẩm lậu đó còn gây ảnh hưởng xấu đến lối sống của thanh niên hiện nay. Bằng con đường nhập lậu, rất nhiều băng hình mang nội dung không lành mạnh đã tràn vào thị trường Việt Nam, những cơ quan chức năng không kiểm soát được.
Xâm phạm sở hữu trí tuệ xảy ra cả khu vực sản xuất, chế biến lẫn khu vực lưu thông nội địa và xuất nhập khẩu có liên quan tới nhiều thành phần kinh tế: tư nhân, nhà nước và liên doanh, thậm chí ở các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài.
- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có dấu hiệu nghiêm trọng và phức tạp.
Số lượng các vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ do các cơ quan có thẩm quyền xử lý tăng lên nhanh chóng. Hàng giả, hàng nhái xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng khó nhận biết, xuất hiện với các chủng loại sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng cho người tiêu dùng và cho xã hội. Việc làm nhái các nhãn hiệu, kiểu dáng bao bì… đã xảy ra ngay cả với các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người như thuốc,… đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ảnh hưởng tới quá trình hội nhập.
Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam gây nên sự lo ngại cho chính các nhà đầu tư và Chính phủ nước ngoài. Một số đối tác quan trọng của Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại
51
Thế giới (WTO) đều nhận định rằng, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ, nhưng vấn đề thực thi là một vấn đề cần được quan tâm. Nói cách khác, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa đáp ứng được tính hiệu quả trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Tình trạng xâm phạm đối với các quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta có nhiều, nguyên nhân khách quan là nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu đang bước vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo cơ chế thị trường mới được triển khai chỉ hơn 10 năm trở lại đây nên không thể đạt hiệu quả trong thời gian ngắn; hàng hoá có yếu tố vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều; sự bất cập về cơ chế, chính sách và pháp luật; phương thức tổ chức và năng lực của các cơ quan có thẩm quyền chưa đáp ứng yêu cầu; hoạt động bổ trợ cho việc bảo hôn quyền sở hữu trí tuệ cũng như sự hiểu biết của toàn xã hội đối với vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ còn nhiều hạn chế.