THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xử lý một số vi phạm quyền sở hữu trí tuệ dưới góc độ luật cạnh tranh (Trang 39 - 44)

CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ.

2.2.1. Thực trạng các quy định pháp luật.

Đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, thì quyền sở hữu trí tuệ là tài sản có giá trị vô cùng lớn, đóng vai trò then chốt quyết định sự thành công trên thương trường. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ góp phần thúc đẩy sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, khuyếch trương hình ảnh, đem lại vị thế, sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Lịch sử đã cho thấy rằng, một trong các nhân tố giúp tạo một nền kinh tế thịnh vượng, đặc biệt là ở các nước có nguồn tài nguyên nghèo nàn, đó là mối quan tâm dành cho việc bảo vệ hoạt động sáng tạo của con người. Sự tích luỹ về tri thức là lực lượng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.

44

Đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ góp phần thúc đẩy sự tiến bộ khoa học - kỹ thuật, sự thịnh vượng của văn hoá và sự phát triển kinh tế, tăng cường hợp tác và trao đổi quốc tế trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Gần 10 năm qua, cùng với sự nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ, các cơ quan có thẩm quyền đã phối hợp cùng các ban ngành có liên quan đẩy mạnh việc thực thi pháp luật quyền sở hữu trí tuệ.

Có thể nói, trên thực tế nhìn vào tình trạng hệ thống các quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam có thể nhận ra có rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật quy định về sở hữu trí tuệ như: Bộ luật Dân sự năm 1995 (Chương II, Phần thứ sáu); Nghị định 63/CP (24/10/1996) được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 06/2001/NĐ-CP (01/02/2001) quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp; Nghị định 12/1999/NĐ-CP (06/3/1999) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Nghị định 54/2000/NĐ-CP (03/10/2000) về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp;

Ngoài ra, vấn đề sở hữu công nghiệp cũng được đề cập tới trong một số văn bản pháp luật khác có liên quan, trong đó có: Bộ luật Hình sự (1999); Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (2002); Luật Thương mại (1997); Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (1998); Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (2000); Luật Khoa học và công nghệ (2000); Luật Hải quan (2001)...

Về bản quyền tác giả, có các văn bản pháp luật, pháp quy sau đây: Bộ luật Dân sự (1995) (Chương I, Phần thứ sáu); Nghị định 76/CP (29/11/1996) và Nghị định 60/CP (06/6/1997) hướng dẫn thi hành Chương I, Phần thứ sáu Bộ luật Dân sự;

45

- Văn bản bảo hộ giống cây trồng mới: Nghị định 13/2001/NĐ-CP (20/4/2001) về bảo hộ giống cây trồng mới và thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Nhưng chúng ta càng dễ nhận ra rằng, hầu như các các quy phạm đó chủ yếu bắt nguồn từ Bộ luật Dân sự (Phần thứ sáu, Chương I và Chương II), tiếp đó là các văn bản giải thích, hướng dẫn (các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư của Bộ...).

Các văn bản đó được sắp xếp có chủ ý thành hai “khối” riêng biệt, một khối về sở hữu công nghiệp (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, bí mật kinh doanh, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh) và khối thứ hai về bản quyền tác giả (quyền tác giả và quyền liên quan). Riêng vấn đề bảo hộ giống cây trồng mới không được xếp và khối nào trong hai khối trên và tạm coi là tạo thành một khối riêng lẻ. Hay nói một cách khác, cho đến trước ngày 07/02/2005, thời điểm Bộ Khoa học - Công nghệ gửi Tờ trình lên Thủ tướng Chính phủ về Dự án Luật Sở hữu trí tuệ, thì hệ thống quy phạm pháp luật của chúng ta chưa có một sự thống nhất và tập trung nào về sở hữu trí tuệ. Nhưng trong dự thảo này cũng chỉ đề cập đến các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bằng quá ít các quy định pháp luật. Nhưng những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ xử lý như thế nào?

Theo Điều 54 Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết về sở hữu trí tuệ thì mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tuỳ theo mức độ và tính chất của hành vi sẽ xử lý như sau:

- Các hành vi xâm phạm có thể bị áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính.

46

- Các chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp có quyền lợi bị xâm phạm có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi vi phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.

- Trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị xử lý bằng biện pháp hình sự. Tội danh này được quy định như sau: “Người nào vì mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền tìư 20 triệu đến 200 triệu VND hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm…”. Mức hình phạt từ từ 6 tháng đến 3 năm dành cho các trường hợp vi phạm có tổ chức, phạm tội nhiều lần, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu VND, cấm đảm nhiệm chức vụ, cầm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm. Như vậy, biện pháp chế tài nặng nề nhất là biện pháp hình sự, nhưng tất cả mới chỉ là những quy định của pháp luật. Ngoài ra, để nhằm hạn chế hành vi cạnh tranh, pháp luật còn có các quy định khác. Chẳng hạn, Điều 793 Bộ luật Dân sự có “đình chỉ hiệu lực của văn bằng bảo hộ”. Theo quy định này, các chủ thể kinh doanh đặt niềm tin của họ vào việc đăng ký các sản phẩm, nhóm sản phẩm mà không sợ bị vi phạm. Hoặc, các quy định về chuyển giao công nghệ nhằm hạn chế cạnh tranh khi thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ (Điều 16 Nghị định 45/1998/NĐ-CP) quy định về các điều khoản bị cấm đoán không được thoả thuận đưa vào Hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Mặt khác, cùng với nhu cầu hội nhập quốc tế, với mục tiêu: “Hoà nhập nhưng không hoà tan” chúng ta buộc phải có một hành lang pháp lý vững vàng để không bị “thua bạn kém bè”. Chúng ta đã phải nhận biết bao bài học

47

do sự thiếu hiểu biết trong các lĩnh vực kinh tế do chúng ta không nắm được các chuẩn mực quốc tế.

Như chúng tôi đã trình bày, hiện nay chúng ta mặc dù chưa có một luật riêng về sở hữu trí tuệ nhưng những quy định về lĩnh vực này đã thể hiện rõ nét trong Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, còn tồn tại rất nhiều sự bất cập, cụ thể:

- Các quy định về sở hữu trí tuệ của Phần thứ sáu Bộ luật Dân sự hiện hành về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chủ yếu bao gồm các quyđịnh có tính chất nguyên tắc chung, chưa đầy đủ và thiếu cụ thể. Do đó, các quy định cụ thể có tính chất chuyên ngành và cả những quy định về bảo hộ một số đối tượng sở hữu công nghiệp (công nghệ mạng, bí mật kinh doanh…) cần phải được quy định trong Luật, nhưng hiện nay, hoặc chưa được quy định hoặc được quy đinh rất tản mạn, không mang tính đồng bộ, vì vậy hiệu lực thi hành thấp, gây ấn tượng trong người sử dụng về sở hữu trí tuệ không ổn định và thiếu đồng bộ. Mặt khác, Bộ luật Dân sự hiện nay chỉ quy định những vấn đề mang tính chất nguyên tắc về dân sự. Trong khi đó, lĩnh vực sở hữu trí tuệ không chỉ bao gồm những quy định như vậy mà còn có các khía cạnh khác như tài chính, hình sự…; mà chúng ta cũng không thể bổ sung vào Bộ luật Dân sự.

- Một số nội dung về sở hữu trí tuệ còn thiếu, chưa cụ thể, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn hoặc chưa tương thích với các chuẩn mực quốc tế như đã nêu trên.

- Trình tự, thủ tục thực hiện các biện pháp chế tài dân sự, hình sự, hành chính cần phải được quy định rõ ràng, minh bạch hơn;

- Các quy định về thẩm quyền và trách nhiệm cũng như cơ chế phối hợp hoạt động của hệ thống các cơ quan bảo đảm thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ cần phải được quy định rõ ràng và hợp lý hơn.

48

- Các quan hệ xã hội về bản chất là quan hệ dân sự nhưng chưa được chú trọng xử lý bằng trình tự dân sự mà ngược lại bị hình sự hoá và hành chính hoá một cách bất hợp lý.

Các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ về cạnh tranh đã thiếu thốn như vậy, nhưng các quy định pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xét từ góc độ cạnh tranh cũng còn thiếu thốn vô cùng. Từ khi chưa có pháp luật thành văn, từ đâu đó trong xã hội cổ chúng ta luôn nhận thấy bóng dáng của pháp luật dù lúc đó là pháp luật chưa thành văn nhưng giá trị của nó là nhằm duy trì một sự ổn định cho sự phát triển cuả xã hội. Pháp luật - bản thân nó đã tạo nền móng cho việc xây dựng một môi trường kinh doanh - nơi đó, mọi chủ thể khi tham gia vào quan hệ sản xuất đều được bình đẳng và được pháp luật bảo vệ. Đây cũng là cơ sở tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Luật Cạnh tranh được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 09/11/2004, có hiệu lực thi hành từ 01/7/2005, quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Đây là văn bản có tính chính quy đầu tiên về cạnh tranh. Còn trước đó, pháp luật cạnh tranh chưa bao gồm các quy định như trên mà được tách bạch thành các quy định nhỏ, với mỗi quy định đó chúng ta lại có những ngành luật khác có liên quan. Chẳng hạn như: Bộ luật Dân sự 1995; Luật Thương mại 1997; Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ban hành ngày 11/7/1989; Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, ban hành ngày 27/4/1999; Bộ luật Hình sự ban hành 21/12/1999; Nghị định số 54/2000/NĐ-CP về bảo hộ bí mật thương mại; Pháp lệnh Quảng cáo, ban hành ngày 16/11/2001; Pháp lệnh Gía ban hành ngày 26/04/2002; Nghị định số 24/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Quảng cáo… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xử lý một số vi phạm quyền sở hữu trí tuệ dưới góc độ luật cạnh tranh (Trang 39 - 44)