Mối quan hệ giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong điều chỉnh pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xử lý một số vi phạm quyền sở hữu trí tuệ dưới góc độ luật cạnh tranh (Trang 32 - 36)

quyền sở hữu trí tuệ trong điều chỉnh pháp luật.

Trong Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp gồm 6 chương 33 điều đã quy định rất chi tiết về mối liên hệ giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, tại Chương IV “Bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp” lại tách rõ từng nội dung riêng.

Từ những phân tích về pháp luật cạnh tranh và pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở các phần trên cho thấy, giữa hai ngành luật này có một mối liên hệ rất chặt chẽ.

36

Dưới giác độ điều chỉnh pháp luật, hầu hết các hành vi thuộc nội dung điều chỉnh của pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh có một mối quan hệ tương hỗ với nhau. Điều này cũng có nghĩa, chúng vẫn có những điểm khác nhau về mục đích và phạm vi điều chỉnh. Nếu như mục đích của pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cá nhân, pháp nhân tránh khỏi sự xâm hại của các hành vi trái pháp luật thì pháp luật cạnh tranh còn có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và trật tự cạnh tranh trong một môi trường cụ thể.

Bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khác với quyền chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực thương mại. Ở trường hợp thứ nhất, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ít nhiều có liên quan đến một đối tượng sở hữu trí tuệ (như nhãn hiệu hay sáng chế), tuy nhiên, do pháp luật không quy định rõ, nên toà án không có đủ cơ sở để kết luận có xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hay sáng chế hay không. Lúc này, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh xuất hiện như một lối thoát dự phòng cho các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Mục đích của việc bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ vì thế đặc thù hơn quyền chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực thương mại. Quyền này cũng được quy định trong Công ước Paris và là một trong những tiền đề để Việt Nam xem xét và hoàn thiện pháp luật khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Bảo hộ quyền đối với chỉ dẫn địa lý cũng là một tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu theo Hiệp định TRIPS, một trong những Hiệp ước của WTO, vì thế không thể bỏ các quy định về chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, có thể kết hợp việc bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hoá và chỉ dẫn địa lý vào làm một và yêu cầu một chỉ dẫn địa lý muốn được bảo hộ cần phải được tiến hành đăng ký (giống như tên gọi xuất xứ

37

hàng hoá hiện nay). Điều này sẽ khiến người sử dụng chỉ dẫn địa lý yên tâm hơn khi thực hiện các quyền của mình.

Việc bảo hộ thông tin bí mật (trước kia là bí mật kinh doanh) là điều cần thiết, song cần so sánh hai khái niệm bí mật kinh doanh và bí quyết sao cho hai khái niệm này không trùng lắp với nhau, vì bí quyết được nêu trong các quy định về chuyển giao công nghệ, có hạn chế về thời hạn chuỷển giao và thủ tục chuyển giao, trong khi đó bí mật kinh doanh không có các hạn chế này. Nếu hai khái niệm này không thể phân biệt rõ ràng mà lại có quy định khác nhau thì điều này sẽ tạo nên kẽ hở để người chuyển giao "bí quyết" sẽ định nghĩa thông tin của mình là "bí mật kinh doanh" và lách qua các quy định về chuyển giao công nghệ.[6]

Hiện nay, pháp luật của chúng ta đang có điểm mâu thuẫn đó là pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bảo hộ và cho phép độc quyền về công nghệ, sáng chế, phát minh mà chủ sở hữu sáng tạo ra bằng nỗ lực của bản thân nhưng pháp luật cạnh tranh lại ra đời nhằm chống lại hoặc yêu cầu kiểm soát độc quyền này? Thực ra không hề có sự mâu thuẫn giữa hai lĩnh vực này bởi lẽ độc quyền trong sở hữu trí tuệ không đỗng nghĩa với độc quyền thị trường mà đôi khi sự cạnh tranh đã kích thích sự tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo bà ngược lại việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ lại kích thích sự cạnh tranh. Quan trọng là các chủ sở hữu không được sử dụng lạm quyền để hành động trái pháp luật hoặc vượt ra khỏi những rào chắn của pháp luật nhằm mục đích tư lợi cá nhân bởi khi họ làm như vậy họ sẽ vẫn bị áp dụng xử lý theo các quy định của pháp luật cạnh tranh.

Pháp luật về cạnh tranh có thể can thiệp vào việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ thông qua quá trình xét cấp giấy phép bảo hộ nhưng các cơ quan chức năng cần xem xét khía cạnh hạn chế cạnh tranh của các quyền này ở mức độ nào? phạm vi các đối tượng sử dụng? Bởi lẽ, các phát minh, sáng chế, công nghệ có

38

thể được chuyển giao cho người khác thông qua hợp đồng li-xăng. Cho nên, mặc dù vẫn công nhận quyền sở hữu trí tuệ nhưng trong quá trình thực thi các quyền này, pháp luật cạnh tranh cần có sự kiểm soát và can thiệp kịp thời nhằm bảo vệ lợi ích chung của thị trường và xã hội.

Có thể nói, mối quan hệ giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một đặc điểm riêng biệt của pháp luật cạnh tranh. Đồng thời, từ mối quan hệ này, cho phép chúng ta lý giải và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

40

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xử lý một số vi phạm quyền sở hữu trí tuệ dưới góc độ luật cạnh tranh (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)