của pháp luật Việt Nam đối với các chuẩn mực của pháp luật thế giới nhằm đáp ứng các thách thức trước các nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2.3. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. tuệ.
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quan hệ chủ yếu sau:
Thứ nhất, mối quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân - chủ thể trong quá trình thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ quy định rất rõ các quyền và nghĩa vụ của từng loại chủ thể. Tuy nhiên, các chủ thể trong qúa trình thực thi quyền và nghĩa vụ của mình để tránh khỏi sự “va chạm” và "xâm hại" quyền lợi của nhau. Trong trường hợp đó, pháp luật sẵn sàng dành cho các chủ thể các quy định liên quan và mức độ, tính chất các chế tài tương ứng.
Thứ hai, là mối quan hệ của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các chủ thể kinh doanh khi tiến hành bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Các chủ thể trong quá trình thực hiện việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình, một mặt, phải tự nắm và tổ chức việc quản lý và áp dụng các biện pháp mà Nhà nước cho phép để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Mặt khác, họ có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ việc về sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nhà nước, lúc này trong vai trò là người quản lý sẽ có các quy định cụ thể trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ quy định rõ về khuôn khổ, nguyên tắc, cơ chế áp dụng và thực thi pháp luật, các biện pháp chế tài đối với các hành vi vi phạm …
33
Thứ ba, mối quan hệ giữa các cơ quan tài phán, cơ quan tiến hành tố tụng và các chủ thể kinh doanh.
Mối quan hệ này cần phải sử dụng đến trong trường hợp xuất hiện các vi phạm liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Các quan hệ này xuất hiện từ khi các chủ thể nộp đơn kiện đến khi vụ việc được giải quyết. Các quan hệ tố tụng này buộc các chủ thể phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhất định.