Hoàn thiện các quyđịnh pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xử lý một số vi phạm quyền sở hữu trí tuệ dưới góc độ luật cạnh tranh (Trang 59 - 64)

Trên thế giới hiện nay, vấn đề vi phạm về sở hữu trí tuệ đang làm đau đầu các cơ quan chức năng. Điều này càng trở nên quan trọng hơn khi xã hội đang ngày càng phát triển, đồng nghĩa với lợi nhuận đem lại do vi phạm sở hữu trí tuệ và hành vi cạnh tranh không lành mạnh đem lại là vô cùng lớn, điều này lý giải tại sao các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh lại đang ngày càng vi phạm nhiều hơn trong lĩnh vực này. Để hạn chế các hành vi này, các

63

nước trên thế giới đã có các quy định nghiêm ngặt hơn và các hành vi vi phạm cũng bị xử lý cao hơn.

Có thể đơn cử, để hạn chế hành vi sao chép vi phạm, Quốc hội Peru vừa thông qua và ban hành Luật số 28289, trong đó tăng mức hình phạt đối với các loại tội phạm về sở hữu trí tuệ được ghi trong luật hình sự. Theo đó, những cá nhân, tổ chức nào có hành vi xâm phạm bản quyền sẽ phải chịu mức phạt tù từ 4 đến 8 năm.

Trong một cuộc thăm dò dư luận do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) và Viện Nghiên cứu kinh tế Munich thực hiện, kết quả cho thấy, có khoảng 94% các chuyên gia kinh tế cho rằng, Chính phủ các nước ngày càng phải mạnh tay hơn trong việc truy cứu trách nhiệm đối với những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Các chuyên gia kinh tế cũng cảnh báo rằng, cuộc đấu tranh chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là một quá trình gian nan và phức tạp [3].

Từ sự phân tích trên đây về mặt lý luận và thực tiễn việc bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng, điều rất cần thiết là phải có một chế độ pháp lý tương đối đầy đủ và tiến bộ mới có thể làm đồng bộ hoá và phát huy được vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh. Việc bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh cũng là yêu cầu khách quan từ bản thân một nền kinh tế thị trường, không có chế định này, nền kinh tế sẽ không phát triển lành mạnh và ổn định được. Đó cũng là yêu cầu của việc bảo hộ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của các doanh nghiệp, người tiêu dùng và công chúng nói riêng. Bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh cũng là điều kiện cần thiết để tạo một điều kiện quan trọng và cần thiết cho việc hội nhập vào quan hệ kinh tế thương mại trong khu vực và trên thế giới. Đối với chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, thì đó cũng là một biện pháp để đảm bảo đầu tư quan trọng và cần thiết.

64

Riêng đối với các lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp, bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh sẽ là một bộ phận có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, luật canh tranh không lành mạnh sẽ lấp đầy những khoảng chống trong phần pháp luật về sở hữu công nghiệp, tạo nên một chế độ bảo hộ đầy đủ và có hiệu quả đối với quyền hợp tác và chính đáng của các chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp. Hai chế định pháp luật này cùng phát huy tác dụng sẽ góp phần quan trọng tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi và an toàn cho các hoạt động kinh doanh thương mại lành mạnh phát triển, hạn chế mức thấp nhất khả năng xảy ra và hậu quả thiệt hại do các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Trong điều kiện nước ta hiện nay, các mảng pháp luật đang từng bước xây dựng và hoàn thiện, đặc biệt là các quy định pháp luật liên quan đến sản xuất, kinh doanh thương mại, đầu tư và dân sự. Bởi lẽ, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt động liên quan đến kinh doanh và dân sự, nên trong quá trình xây dựng các văn bản pháp luật trong từng lĩnh vực cần chú ý khía cạnh bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh, xét từ góc độ bảo vệ lợi ích người sản xuất, người tiêu dùng, lợi ích nền kinh tế và lợi ích của Nhà nước.

Để xây dựng được một chế định pháp lý đầy đủ về bảo vệ chống cạnh tranh không lành mạnh cần thực hiện việc hệ thống hoá và pháp điển hoá các văn bản pháp luật hiện hành trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bảo hộ quyền lợi người tiêu dùng, quản lý kinh doanh, quảng cáo, dân sự có thể hiện nội dung chống cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh đó, cần có sự nghiên cứu thực tiễn và pháp luật về chống cạnh tranh của các nước một cách toàn diện, phân tích, chọn lọc để áp dụng vào điều kiện nước ta. Lĩnh vực này là một lĩnh vực rất phức tạp và tinh tế, cần có những quy định vừa cụ thể, chi tiết, vừa phải có tính linh hoạt và tính dự đoán.

65

Trong khi các văn bản pháp luật khác thường mắc phải tình trạng quy định mang tính nguyên tắc chung chung, thì pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ngoài các quy định mang tính nguyên tắc, phải kèm theo những quy định hướng dẫn hết sức chi tiết, tránh việc vận dụng tuỳ tiện, lạm dụng tuỳ tiện, lạm dụng các quy định làm ảnh hưởng đến sự năng động, sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ngược lại, tránh tình trạng thiếu cơ sở pháp lý cần thiết khi xử lý những trường hợp cụ thể.

Như vậy, trong tình hình hiện nay, việc hoàn thiện pháp luật nhằm điều chỉnh hiệu quả các hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là cấp thiết và hợp với quy luật phát triển của xã hội. Dưới đây, chúng tôi mạn phép đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện và tăng cường hiệu lực pháp luật trong lĩnh vực này như sau:

Thứ nhất, phải từng bước cụ thể hoá, hoàn thiện hệ thống pháp luật về

bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó cần xác định rõ mục tiêu, đối tượng, phạm vi điều chỉnh, quy định về mối liên hệ của Luật Sở hữu trí tuệ với các ngành luật liên quan. Đặc biệt, trong đó cần quy định rõ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ được áp dụng theo các quy định của Luật Cạnh tranh.

Như chúng tôi đã trình bày, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đã soạn thảo Dự án Luật Sở hữu trí tuệ và Dự án Luật này đang được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ bảy xem xét, thông qua. Tuy nhiên, lộ trình ban hành và hướng dẫn thực thi Luật Sở hữu trí tuệ sẽ còn khoảng thời gian nhất định.

Trong quá trình hướng dẫn thực thi Luật Sở hữu trí tuệ cũng cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, trong đó quy định cụ thể nguyên tắc bồi thường, phương thức xác định mức bồi thường và việc bồi thường theo luật định, mức bồi thường phải cao hơn lợi nhuận mà người vi phạm thu được từ hành vi

66

xâm phạm của mình, đặc biệt, mức phạt phải thật nghiêm khắc, nhằm răn đe và ngăn ngừa hành vi vi phạm trong tương lai.

Cần phải quy định rõ hơn về các điều kiện tổng quát và bổ sung quy định về điều kiện cụ thể đối với việc cấp li xăng không tự nguyện để bảo đảm tuân thủ Điều 31 Hiệp định TRIPS.

Trong pháp luật Việt Nam, tội xâm phạm sở hữu trí tuệ đã được đưa vào trong Bộ luật Hình sự năm 1985 và được sửa đổi, bổ sung cụ thể hơn trong Bộ luật Hình sự năm 1999. Việc quy định về các hình phạt xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định trong Điều 171 và 172 Bộ luật Hình sự phạm vi hẹp hơn nhiều so với Hiệp định, do đó cần bổ sung các quy định cần thiết để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Pháp luật hình sự của Việt Nam vẫn chưa dự liệu hết các loại tội xâm phạm quyền tác giả. Chẳng hạn, Bộ luật Hình sự chưa có quy định đối với loại tội phạm xâm phạm phần mềm máy tính. Bên cạnh đó, các mức hình phạt cũng chưa thể hiện tính răn đe cao. Do đó, để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tốt hơn, ngăn ngừa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và có tính răn đe cao, thì Bộ luật Hình sự cần quy định cụ thể, đầy đủ hơn về loại tội phạm sở hữu trí tuệ, theo hướng tăng mức chế tài đối với những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Quy định về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay không đáp ứng được yêu cầu của TRIPS và Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Bộ luật Tố tụng dân sự mới ban hành không quy định cụ thể về khả năng và thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết các vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Điều đó đòi hỏi phải có quy định cụ thể khả năng và thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời; nhằm thực thi một cách có hiệu qủa việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Bỏ yêu cầu bắt buộc các đơn đăng ký đối tượng sở hữu trí tuệ của nước ngoài phải nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ thông qua một đại diện sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xử lý một số vi phạm quyền sở hữu trí tuệ dưới góc độ luật cạnh tranh (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)