Một số quan điểm cần lư uý khi giải quyết khiếu nại, tố cáo

Một phần của tài liệu khảo sát và đánh giá thực trạng công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai tại tỉnh vĩnh long giai đoạn 2010 đến 2014 (Trang 28 - 29)

 Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý.

Quan điểm này được nêu trong điều 19 Hiến pháp năm 1980 và điều 17 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 “Đất đai, rừng, núi, sông, hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa mà pháp luật quy định là của Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân”. Nhà nước là người đại diện cho nhân dân, đứng ra thực hiện quyền sở hữu duy nhất của mình đối với đất đai.

 Lấy dân làm gốc để giải quyết.

Lấy dân làm gốc là phải dựa vào dân, bàn bạc dân chủ, công khai, tăng cường giải quyết ở cơ sở và tăng cường hòa giải trong nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ trong nội bộ nhân dân để họ tì ra giải pháp, hạn chế gò ép, mệnh lệnh, áp đặt.

 Đảm bảo người làm nông nghiệp có đất sản xuất, mọi người có nơi ở.

Khi giải quyết, không để người sử dụng đất tích cực bị thiệt thòi, không thiên vị, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất. Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất.

 Kết hợp hoài hòa giữa căn cứ pháp luật với thực tiễn, giữa chính sách đất đai với chính sách xã hội khác.

14

Nếu căn cứ pháp lý thì chưa đủ mà cần thiết phải có các yếu tố thực tế để giải quyết phù hợp pháp luật, có lý, có tình, được dư luận quan tâm đồng tình ủng hộ. Phải có sự kết hợp hoài hòa giữa chính sách đất đai với chính sách xã hội khác như: chính sách với người có công cách mạng, chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, chính sách tôn giáo.

Một phần của tài liệu khảo sát và đánh giá thực trạng công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai tại tỉnh vĩnh long giai đoạn 2010 đến 2014 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)