Nghiên cứu đơn.
Nghiên cứu đơn là công việc đầu tiên để giải quyết một đơn khiếu nại, tố cáo về đất đai. Thông qua nghiên cứu, đơn khiếu nại, tố cáo mới được xem xét, tìm hiểu kỹ lưỡng về nội dung ghi trong đơn, từng vấn đề mới được phân tích, tổng hợp để tìm nguyên nhân, bản chất sự việc, hiện tượng. Từ đó hình thành phương pháp giải quyết, xác định văn bản pháp luật có liên quan, chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác trước khi gặp đương sự.
Gặp gỡ đương sự (Người khiếu nại, tố cáo)
Gặp đương sự là công việc không thể thiếu được để xem xét một đơn khiếu nại, tố cáo đất đai.
Gặp đương sự nhằm:
Đương sự trình bày những vấn đề qua nghiên cứu nội dung đơn thấy chưa rõ. Đương sự cung cấp tài liệu, hiện vật (nếu có) để làm chứng cứ.
Động viên tinh thần để đương sự yên tâm chờ xem xét giải quyết. Điều tra xác minh vụ việc.
20
Sự việc ghi trong đơn khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan có thẩm quyền tổ chức điều tra. Qua điều tra mà tìm hiểu, xem xét để biết rõ sự thật các vấn đề cụ thể ghi trong đơn.
Trong điều tra cần chú ý:
Gặp gỡ lãnh đạo nơi phát sinh đơn nắm sự việc, diễn biến sự việc, yêu cầu cung cấp tài liệu.
Nắm tình hình trong quần chúng.
Nghiên cứu tài liệu liên quan kết hợp nghiên cứu thực tế nơi diễn ra sự việc. Viết báo cáo xác minh.
Báo cáo xác minh là văn bản dùng đề trình bày sự việc, làm rõ sự thật qua thực tế và chứng cứ cụ thể các vấn đề trong đơn khiếu nại, tố cáo về đất đai đề cập tới.
Báo cáo cần làm rõ các vấn đề:
Giới thiệu tiểu sử tóm tắt đương sự cùng quá trình công tác, hoàn cảnh gia đình, nơi ở, đặc điểm sinh hoạt.
Nêu tóm tắt nội dung chính của đơn khiếu nại, tố cáo và yêu cầu của đương sự đề nghị giải quyết.
Nêu kết quả điều tra xác minh. Nhận định về sự đúng sai của hai bên: Người khiếu nại, tố cáo; người bị khiếu nại, bị tố cáo.
Kiến nghị biện pháp giải quyết đối với hai bên và trách nhiệm đôn đốc thực hiện. Báo cáo phải được thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo đất đai xem xét.
Mở hội nghị xem xét giải quyết.
Mục đích của hội nghị là có được những kết luận để trở thành căn cứ cho việc ra quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thành phần hội nghị:
Đối với hội nghị giải quyết khiếu nại về đất đai thành phần hội nghị bao gồm: Đại diện cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, người khiếu nại, người bị khiếu nại, các thành phần khác có liên quan.
21
Đối với hội nghị giải quyết tố cáo trừ người tố cáo không dự họp để giữ bí mật, ba thành phần còn lại tham dự.
Nội dung của hội nghị là nghe báo cáo và thảo luận nội dung, yêu cầu của đơn và kết quả việc điều tra xác minh.
Người chủ trì hội nghị kết luận từng vấn đề cụ thể. Ý kiến nhất trí hoặc không nhất trí của người khiếu nại, tố cáo, người bị khiếu nại, bị tố cáo, của các thành phần liên quan khác.
Chú ý: Hội nghị phải có thư ký ghi chép diễn biến hội nghị Ban hành nghị quyết giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.
Quyết định của cơ quan có thẩm quền giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai là văn bản pháp lý, bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên khiếu nại, bị khiếu nai; tố cáo, bị tố cáo.
Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai phải được gửi đến cả hai bên đương sự, cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan Tài nguyên – Môi trường nơi phát sinh đơn khiếu nại, tố cáo.
Trường hợp quyết định chưa được thực hiện, cơ quan Tài nguyên – Môi trường nơi phát sinh đơn phối hợp các lực lượng có liên quan đôn đốc giải quyết.
Tổ chức rút kinh nghiệm.
Sau khi giải quyết và tổ chức thực hiện quyết định, cần tổ chưc rút kinh nghiệm trên cả hai phía:
Với cơ quan có thẩm quyền giải quyết rút kinh nghiệm trên công tác điều tra xác minh, công tác tiếp xúc đương sự...
Với địa phương nơi phát sinh đơn thì tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến việc khiếu nại, tố cáo về đất đai, trách nhiệm của chính quyền địa phương về những vụ việc liên quan đó...Sẽ rất bổ ích cho công tác quản lý đất đai ở địa phương.
Lập hồ sơ khiếu nại, tố cáo về đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành. Điều 34, Luật khiếu nại, tố cáo của công dân quy định việc giải quyết khiếu nại phải được lập hồ sơ bao gồm:
22
Đơn khiếu nại hoặc biên bản ghi lời khiếu nại, (văn bản trả lời của người bị khiếu nại).
Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp
Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có). Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo
Các tài liệu khác có liên quan
Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trường hợp nếu tiếp tục khiếu nại hoặc khởi kiện thì hồ sơ chuyển đến cơ quan có thẩm quyền, toà án giải quyết khi có yêu cầu.